You are here:

Việt Nam có bao nhiêu loại thuế? Phân biệt các loại thuế hiện nay như thế nào?

Thuế được hiểu là một khoản đóng góp bằng tiền của công dân cho nhà nước. Thuế có tính xác định, không hoàn trả mà nó dựa trên hình thức công dân tự nguyện đóng góp thông qua con đường quyền lực. Việc đóng thuế nhằm mục đích bù đắp các chi tiêu của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của nhà nước. Vậy bạn có biết hiện nay tại Việt Nam có bao nhiêu loại thuế? Và bạn có thể phân biệt được các loại thuế đó?

Trong bài viết dưới đây của dịch vụ kế toán thuế TinLaw sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuế và phân biệt các loại thuế.

Thuế môn bài

Hàng năm Nhà nước tiến hành thu thuế môn bài vào đầu năm nhằm mục đích nắm và thống kê các hộ kinh doanh cá thể, các DN, công ty tư nhân, hợp tác xã, các tổ chức làm kinh tế khác. Thuế môn bài được ghi nhận vào chi phí Quản lý DN.

>> Xem thêm: Mô hình kinh doanh hợp tác xã phải nộp những loại thuế nào?

>> Xem thêm: Thuế môn bài là gì? Đối tượng nào phải nộp thuế môn bài?

Thuế giá trị gia tăng

Là 1 loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách xác định thuế suất thuế giá trị gia tăng

>> Xem thêm: Các loại thuế gián thu

Thuế GTGT là 1 loại thuế gián thu
Thuế GTGT là 1 loại thuế gián thu

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

Là 1 loại thuế gián thu tính trên giá bán chưa có thuế tiêu thu đặc biệt đối với một số mặt hàng nhất định mà doanh nghiệp sản xuất hoặc thu trên giá nhập khẩu và thuề nhập khẩu đối với 1 số mặt hàng nhập khẩu. Đối tượng chịu thuế: kinh doanh dịch vụ, 1 số sản phẩm và 1 số mặt hàng nhập khẩu theo qui định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối tượng nộp thuế: đối tượng kinh doanh dịch vụ, sản phẩm, hàng hoá chịu thuế TTĐB. Mối mặt hàng chịu thuế TTĐB chỉ chịu thuế 1 lần, đối với những mặt hàng nhập khẩu, khi nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB thì khi bán ra không phải nộp thuế TTĐB nữa.

>> Xem thêm: Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh ở khâu nào?

Thuế Xuất nhập khẩu (XNK)

Là loại thuế trực thu, tính trực tiếp trên trị giá các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Đối tượng chịu thuế là các hàng hoá XNK của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước XNK qua biên giới Việt Nam.Đối tượng nộp thuế là mọi tổ chức, cá nhân XNK các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế XNK.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hợp đồng sản xuất kinh doanh cuối cùng của DN. Đối tượng nộp thuế tất cả các tổ chức, cá nhân sxkd hàng hoá dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế.

>> Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu

Thuế thu nhập cá nhân

Là thuế trực thu, thu trên thu nhập của những người có thu nhập cao. Đối tượng nộp thuế là công dân Việt Nam ở trong nước hoặc nước ngoài có thu nhập cao; người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam.

>> Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công

>> Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn góp, cổ phần

>> Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi trúng số, trúng thưởng

>> Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất

>> Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán

Thuế tài nguyên

Là loại thuế trực thu tính trên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước qui định. Đối tượng chịu thuế là các loại khoáng sản kim loại, các loại than mỏ, than bùn, dầu khí, khí đốt, khoáng sản tự nhiên, thủy sản tự nhiên và các loại tài nguyên khác như VLXD tự nhiên. Đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phục vụ cho hợp đồng sản xuất kinh doanh. Thuế nhà đất, tiền thuê đất là tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình đều phải nộp thuế nhà, đất. Tất cả các tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước đều phải nộp tiền thuê đất theo qui định. Căn cứ xác định thuế theo khung giá qui định của Nhà nước.

Thuế trước bạ (còn gọi là lệ phí trước bạ)

Là mọi trường hợp chuyển dịch về quyền sở hữu hoặc sử dụng về nhà đất, phương tiện vận tải,… đều phải nộp thuế trước bạ. Thuế trước bạ phải nộp khi chuyển dịch về quyền sở hữu tài sản nào được ghi tăng nguyên giá tài sản đó. Có thể hiểu đơn giản rằng, khi ai đó muốn đi đăng kí quyền sở hữu tài sản của mình thì thường sẽ phải nộp thêm một khoản phí gọi là phí trước bạ cho cơ quan mà họ tới đăng kí. Ví dụ như khi bạn mua xe máy thì bắt buộc phải nộp lệ phí trước bạ để có thể đăng ký quyền sở hữu xe.

Trên đây là những loại thuế và phân biệt các loại thuế tại Việt Nam hiện nay. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc có vấn đề chưa rõ, vui lòng liên hệ dịch vụ kế toán thuế TinLaw để được hướng dẫn, giải đáp!

Picture of Chuyên gia Nguyễn Thị Viện
Chuyên gia Nguyễn Thị Viện
Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán - thuế từ năm 2009 đến nay, bà Viện đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực, giúp họ tối ưu hóa quy trình tài chính và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý về thuế.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn