You are here:

Dịch Vụ Đăng Ký Sáng Chế – Cam Kết 100% Được Cấp Bằng Sáng Chế

Đăng ký sáng chế độc quyền là việc làm hết sức quan trọng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Giấy chứng nhận này sẽ tạo cho cá nhân, tổ chức một “bức tường” kiên cố, che chắn cho sản phẩm trí tuệ của mình khỏi các hành vi xâm phạm (sao chép, đạo nhái…). Từ đó giúp chủ sở được toàn quyền khai thác giá trị thương mại từ sáng chế của mình.

Tuy nhiên, đây lại là thủ tục phức tạp nhất trong các dịch vụ sỡ hữu trí tuệ. Nó đòi hỏi người muốn bảo hộ sản phẩm trí tuệ của mình không chỉ nắm rõ về các tính năng, kỹ thuật của sáng chế mà còn phải am hiểu các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT), quy trình đăng ký sáng chế. Vì thế, TinLaw sẽ tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến việc đăng ký quyền sáng chế để quý khách tham khảo và yêu cầu dịch vụ khi cần.

Đăng ký bằng sáng chế là gì?

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”

Văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế

Văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế

Còn đăng ký bằng sáng chế là việc chủ sở hữu tiến hành thủ tục pháp lý cần thiết để chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp, độc quyền của sáng chế đó. Tuy nhiên, không phải sáng chế nào cũng được cơ quan chức năng bảo hộ dưới hình thức đăng ký độc quyền, mà sản phẩm đó cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Sáng chế phải có tính mới, không trùng lặp với sáng chế đã đăng ký
  • Sáng chế phải có tính sáng tạo, có các đặc tính kỹ thuật mới
  • Sáng chế phải có khả năng áp dụng chế tạo, sản xuất…

Trong 03 điều kiện trên, chủ sở hữu cần chú ý đặc biệt đến “tính mới” của sáng chế, có nghĩa bất kỳ sản phẩm nào muốn đăng ký sáng chế nhưng đã bị bộc lộ trước thời điểm nộp đơn đều bị coi là không còn tính mới và không thể đăng ký được. Do đó, trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường hoặc trên các phương tiện truyền thông, chủ sở hữu cần nộp đơn đăng ký sáng chế để bảo đảm được tính mới và đáp ứng được điều kiện bảo hộ.

Ví dụ: Chủ sở hữu sáng tạo ra được 1 Kit xét nghiệm COVID-19 có thể cho kết quả trong 4h, chủ sở hữu mang máy ra bán, sau đó mới mang kit đi đăng ký sáng chế. Trường hợp này sẽ được coi là mất tính mới của sáng chế và sẽ không được đăng ký bảo hộ. Do vậy, doanh nghiệp nên đăng ký sáng chế trước khi đưa sản phẩm ra thị trường nhé!

Vậy, có phải ai cũng có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế?

Câu trả lời là KHÔNG. Không phải bất cứ đối tượng nào cũng có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức sáng chế. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, chỉ những chủ thể sau đây mới có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền sáng chế:

  • Tác giả – người trực tiếp tạo ra sáng chế bằng trí tuệ của mình, tự đầu tư kinh phí và các phương tiện vật chất để tạo ra sản phẩm.
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí hoặc đầu tư vật chất để tác giả sáng tạo ra sản phẩm;
  • Tổ chức, cá nhân có hợp đồng thuê việc với tác giả hoặc nơi tác giả làm việc, làm công. Theo đó, nếu trong hợp đồng thuê/ hợp đồng lao động không chứa các thỏa thuận khác, tổ chức, cá nhân đó được hiểu hiển nhiên là chủ sở hữu sáng chế;
  • Tổ chức, cá nhân khác được tác giả chuyển nhượng hoặc tặng, cho quyền sở hữu, được lập thành văn bản.

Các chủ thể này có thể lựa chọn cách đăng ký bản quyền sáng chế phù hợp với điều kiện, năng lực và hoàn cảnh của mình.

Không phải bất cứ đối tượng nào cũng có thể đăng ký bảo hộ
Không phải bất cứ đối tượng nào cũng có thể đăng ký bảo hộ sáng chế

Đăng ký sáng chế độc quyền sẽ mang lại cho chủ sở hữu những lợi thế gì?

Khi sáng chế được bảo hộ thì sản phẩm trí tuệ đó sẽ trở thành tài sản riêng và mang lại cho chủ sở hữu rất nhiều lợi thế. Cụ thể là:

  • Đăng ký một lần sử dụng đến 20 năm
  • Được độc quyền sở hữu và khai thác sử dụng, kinh doanh sáng chế;
  • Được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu;
  • Được quyền chuyển giao công nghệ trên cơ sở thu phí sử dụng;
  • Được quyền liên kết với bên khác, ứng dụng sáng chế vào sản xuất để thu lợi nhuận;
  • Mang đến hình ảnh, danh tiếng và sự nhận diện khác biệt cho chủ sở hữu
  • Nâng cao giá trị của chủ sở hữu trong mắt hoặc các nhà đầu tư và các tổ chức tài trợ
  • Duy trì được vị thế cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại trên thị trường
  • Nâng cao niềm tin và lòng trung thành người tiêu dùng đối với sản phẩm

Sáng chế là một loại tài sản quan trọng đối với chủ sở hữu. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, dường như các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của mình. Ví dụ điển hình từ không ít thương hiệu nổi tiếng của doanh nghiệp Việt đã bị nước ngoài đăng ký, phải kể đến như nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre… hay là câu chuyện của cà phê Buôn Ma Thuột bị một doanh nghiệp ở Trung Quốc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Buôn Ma Thuột” bằng chữ Trung Quốc.

Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu đến từ “nhận thức” và những “khó khăn” mà họ phải đối mặt khi đăng ký bảo hộ sáng chế với cơ quan chức năng.

Những trở ngại, vướng mắc trong việc đăng ký sáng chế hiện nay

  • Chủ sở hữu chưa đánh giá đúng mức giá trị thương mại của sản phẩm trí tuệ
  • Nguồn cung cấp thông tin về SHTT tại Việt Nam chưa nhiều
  • Nhiều quy định được đưa ra trong Luật Sở hữu trí tuệ còn chung chung, chưa hợp lý
  • Thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế rất đặc thù, cần người có chuyên môn về luật hỗ trợ
  • Luật SHTT học hỏi nhiều quy chuẩn nước ngoài nhưng chưa tính tới đặc thù trong nước
  • Việc giữ bí mật của sáng chế và cần đăng ký bảo hộ ngay là rất khó tại Việt Nam
  • Chi phí cũng là một khó khăn lớn đối với nông dân, người làm ăn nhỏ

Để dễ hình dung hơn những vướng mắc của người đi đăng ký bảo hộ sáng chế độc quyền, TinLaw xin kể một số câu chuyện có thật từ các vị khách hàng của chúng tôi.

Anh Đ.V.Định, hiện đang làm chủ một công ty gỗ quy mô nhỏ tại Bình Phước. Để phục vụ công việc ở xưởng của mình, anh đã sáng chế ra thiết bị chế biến gỗ và muốn đăng ký sáng chế cho sản phẩm trí tuệ này. Anh Định chia sẻ:

…muốn đăng ký bản quyền sáng chế mà khó quá, Cục SHTT yêu cầu tôi viết bản mô tả sáng chế phải dùng từ chuyên môn, nhưng tôi chỉ học tới lớp 9 làm sao biết viết.

Chú L.K.Vóc đã sáng chế máy cấy lúa, cho biết:

Chú thấy cứ cấy lúa bằng tay như hiện tại thì cực cho mình và bà con quá nên cố gắng mày mò, rồi tạo ra được cái máy cấy lúa này. Trước là để giúp cho mình, rồi bà con xóm làng. Được khuyến khích nên mới đem đi đăng ký sỡ hữu sáng chế, nhưng sau khi nghe được yêu cầu từ bên cơ quan chức năng thì nản quá, nào là phải có tính mới trên toàn thế giới, phải giữ bí mật sáng chế, thủ tục cũng rắc rối, chi phí đăng ký lại phụ thuộc vào số trang mô tả, yêu cầu bảo hộ… Chú tạo nó ra là để phục vụ công việc, chia sẻ gánh nặng cho bà con thì làm sao mà giữ bí mật được, thêm nữa chú không am hiểu luật, chuyên môn không có nên không nhờ dịch vụ hỗ trợ là không làm được.

Dịch vụ đăng ký sáng chế TinLaw – giải pháp xóa bỏ rào cản pháp lý về đăng ký bảo hộ sáng chế

Để những khó khăn trên không trở thành rào cản đối với những nhà sáng chế, TinLaw cung cấp dịch vụ đăng ký sáng chế trọn gói. Chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng thực hiện tất cả các công việc pháp lý cần thiết để sáng chế của quý khách có thể sản xuất và lưu hành trên thị trường một cách hợp pháp.

Việc đăng ký sáng chế được TinLaw hỗ trợ thực hiện chi tiết như sau:

Bước 1: Tư vấn về sáng chế, điều kiện để sáng chế được bảo hộ

Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký sáng chế của khách hàng

Bước 3: Phân loại sáng chế theo đúng danh mục

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế cho khách hàng, bao gồm:

  • Viết tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế theo mẫu chung
  • Hỗ trợ viết bản mô tả sáng chế theo đúng quy định
  • Tạo bản tóm tắt sáng chế đăng ký
  • Tổng hợp chứng từ lệ phí khi nộp đơn đăng ký sáng chế
  • Làm giấy ủy quyền đăng ký sáng chế

Bước 5: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 6: Theo dõi hồ sơ đăng ký sáng chế, kịp thời sửa đổi, bổ sung hồ sơ

Bước 7: Nhận văn bằng bảo hộ sáng chế và chuyển cho khách hàng

TinLaw tư vấn cho khách hàng cặn kẻ nhất mọi thủ tục, hồ sơ
TinLaw tư vấn cho khách hàng cặn kẻ nhất mọi thủ tục, hồ sơ

Cam kết dịch vụ đăng ký sáng chế của TinLaw dành cho khách hàng

Cam kết 100% khách hàng được cấp giấy đăng ký bản quyền sáng chế

  • Hỗ trợ 7 ngày trong tuần
  • Không phát sinh chi phí!
  • Chỉ cần ngồi tại nhà mà không cần đến cơ quan nhà nước.
  • Miễn phí giao nhận giấy chứng nhận tận nơi

Hãy đến với chúng tôi để được trải nghiệm dịch vụ đăng ký sáng chế độc quyền trọn gói với chi phí cạnh tranh từ những chuyên viên giàu kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực. TinLaw luôn luôn hướng tới mục tiêu chu toàn trong dịch vụ để trọn vẹn niềm tin của khách hàng.

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.
Picture of TinLaw

TinLaw

Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn

Form Example