Bất kể là thực phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước muốn lưu hành trên thị trường Việt Nam đều cần thực hiện công bố thực phẩm. Các doanh nghiệp không công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm sẽ bị phạt từ 40 – 50 triệu (đối với cá nhân) và 80 – 100 triệu (đối với doanh nghiệp). Ngoài hình thức xử phạt hành chính, cá nhân hoặc doanh nghiệp còn phải áp dụng 1 hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Ảnh hưởng trầm trọng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Công bố thực phẩm là gì?
Công bố thực phẩm nhập khẩu hay tự sản xuất là việc làm bắt buộc đối với doanh nghiệp hay tổ chức muốn sản phẩm của mình được lưu hành tại thị trường Việt Nam. Hay hiểu đơn giản hơn là các sản phẩm cần được thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn lượng với cơ quan nhà nước trước khi lưu hành.
Hiện nay, có 2 hình thức công bố thực phẩm là: Tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm. Để biết trường hợp của Quý khách cần làm loại thủ tục nào, cần xác định được loại thực phẩm đó thuộc nhóm nào trong 2 hình thức kể trên.

Danh mục sản phẩm cần thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm
Thẩm quyền Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố/ tỉnh | Công ty sản xuất/ Nhập khẩu các sản phẩm:
|
Thẩm quyền Sở Công Thương thành phố/ tỉnh | Công ty sản xuất/ Nhập khẩu các sản phẩm:
|
Thẩm quyền Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thành phố/ tỉnh | Công ty sản xuất/ Nhập khẩu các sản phẩm:
|
Thẩm quyền UBND cấp quận/ huyện | Hộ kinh doanh sản xuất/ Nhập khẩu các sản phẩm:
|
Tuy nhiên, vì thiếu thông tin về các quy định hiện hành liên quan công bố thực phẩm nên hầu hết doanh nghiệp không biết mặt hàng thực phẩm của mình cần loại thủ tục công bố sản phẩm nào. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đối mặt với nhiều khó khăn khác khi thực hiện thủ tục, hồ sơ công bố thực phẩm.
>> Xem thêm: Danh mục sản phẩm thực phẩm phải công bố sản phẩm
Tại sao doanh nghiệp cần công bố thực phẩm?
Công bố thực phẩm vừa là hình thức báo cáo mà còn có tác dụng giúp cơ quan chức năng dễ dàng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này giúp ích lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Chưa kể đến công bố thực phẩm nhập khẩu hay tự sản xuất đều giúp ích lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tạo được uy tín, nâng vị thế thương hiệu
Tạo dựng uy tín và nâng tầm vị thế của thương hiệu trên thị trường là việc làm quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần. Khi thực hiện tự công bố sản phẩm thực phẩm với cơ quan chức năng, doanh nghiệp đã phần nào khẳng định với người tiêu dùng rằng thực phẩm đạt chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nước.
Chính điều này giúp doanh nghiệp tạo dựng được lòng tin với khách hàng, khẳng định sự uy tín. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, nhanh chóng có được chỗ đứng trên thị trường.
Lợi thế cạnh tranh vượt bậc
Sản phẩm là thực phẩm cần được kiểm nghiệm chặt chẽ trước khi công bố ra thị trường. Bởi thực phẩm không đảm bảo sẽ dễ dẫn đến ngộ độc, đe dọa đến tính mạng của người tiêu dùng.
Chính vì vậy, các sản phẩm thực phẩm khi được công bố giúp khách hàng an tâm sử dụng hơn. Và chắc chắn khách hàng sẽ lựa chọn doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục công bố sản phẩm thực phẩm. Nhờ đó, tạo được lợi thế cạnh tranh cũng như nhanh chóng thu hút khách hàng và vượt qua đối thủ.
Đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh
Khi đã thực hiện công bố thực phẩm, doanh nghiệp sẽ an tâm lưu hành sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm uy tín, nhận được sự tin tưởng từ khách hàng thì chắc chắn kết quả kinh doanh cũng sẽ tăng.
Sản xuất thực phẩm đúng quy định của nhà nước, đảm bảo điều kiện kinh doanh
Như đã đề cập, các sản phẩm là thực phẩm cần được tự công bố thực phẩm để được lưu hành trên thị trường. Các doanh nghiệp nếu không thực hiện quy trình này đều vi phạm pháp luật.
Mức phạt hành chính cao nhất có thể lên đến 200 triệu đồng, đình chỉ hoạt động sản xuất. Ngoài ra, còn phải khắc phục hậu quả như thu hồi thực phẩm vi phạm, hoặc tiêu hủy toàn bộ. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì thế, công bố thực phẩm đúng quy định của nhà nước là rất quan trọng và bắt buộc phải thực thi.
Lỗi sai doanh nghiệp thường gặp khi tự công bố thực phẩm
Nhiều doanh nghiệp thường gặp vướng mắc khi công bố thực phẩm, cụ thể như:
Không nắm rõ các chỉ tiêu kiểm nghiệm dẫn đến hồ sơ công bố bị từ chối;
Kiểm nghiệm nhiều lần, khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian, chi phí;
Mỗi loại thực phẩm sẽ có yêu cầu về giấy tờ, hồ sơ công bố riêng;
Quy định về cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố thực phẩm khá rắc rối;
Không nắm được các văn bản, quy định hiện hành về công bố thực phẩm.
Những vấn đề kể trên ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Không những tiêu tốn nhiều thời gian, chi phí mà còn làm chậm trễ kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường. Vậy nên việc sử dụng dịch vụ công bố thực phẩm là biện pháp tối ưu cho doanh nghiệp.



Dịch vụ công bố thực phẩm tại TinLaw
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp, TinLaw đã đồng hành cùng 1500+ doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Trách nhiệm của chúng tôi là tìm cách gỡ rối cho những thủ tục pháp lý trong quá trình công bố thực phẩm.
Quy trình đăng ký dịch vụ công bố thực phẩm
1. Liên hệ & báo giá
2. Ký hợp đồng
3. Tiến hành dịch vụ
Tài liệu khách hàng cần cung cấp khi sử dụng dịch vụ công bố thực phẩm
Để quá trình công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm được hoàn thành nhanh nhất, Quý khách cần cung cấp cho TinLaw:
STT | TÀI LIỆU KHÁCH HÀNG CẦN CUNG CẤP | SỐ LƯỢNG | GHI CHÚ |
1 | Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh phù hợp | 02 | Bản sao y công chứng không quá 03 tháng. |
2 | Mẫu sản phẩm | Mỗi mẫu 300gr | |
3 | Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (Đối với thực phẩm sản xuất trong nước) | 02 | Bản sao y công chứng không quá 03 tháng |
4 | Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Đối với thực phẩm nhập khẩu) | 02 | Bản sao y công chứng không quá 03 tháng |
Gói dịch vụ công bố thực phẩm TinLaw đang cung cấp
TinLaw hiện đang cung cấp 2 gói dịch vụ công bố thực phẩm gồm: Gói dịch vụ cơ bản và gói nâng cao. Tùy thuộc nhu cầu, khách hàng có thể lựa chọn gói dịch vụ phù hợp.
Lưu ý: Gói dịch vụ này dành cho khách hàng kinh doanh thực phẩm thường, ví dụ như: Mứt tết, bánh kẹo, thịt cá, rượu bia, nước giải khát, các loại hạt,…
GÓI DỊCH VỤ CƠ BẢN | GÓI DỊCH VỤ TOÀN DIỆN | |
Tư vấn thủ tục tự công bố thực phẩm | ||
Tư vấn chỉ tiêu kiểm nghiệm | – | |
Hỗ trợ kiểm nghiệm thực phẩm | – | |
Hỗ trợ dự thảo nhãn phụ sản phẩm |
| |
Hoàn thiện soạn thảo hồ sơ tự công bố thực phẩm | ||
Nộp và theo dõi tình trạng hồ sơ | ||
Hướng dẫn xem kết quả tự công bố thực phẩm |
Thời gian thực hiện dịch vụ công bố thực phẩm thường:
Thời gian kiểm nghiệm: 5 – 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận mẫu sản phẩm
Thời gian công bố chất lượng thực phẩm thường: 5 – 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ


Báo giá dịch vụ làm công bố thực phẩm tại TinLaw
Sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng, chúng tôi sẽ lập bảng báo giá dịch vụ công bố thực phẩm chi tiết từng hạng mục công việc gửi Quý khách. Phí dịch vụ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Quý khách có yêu cầu TinLaw hỗ trợ kiểm nghiệm hay không;
Loại thực phẩm đó cần làm thủ tục tự công bố hay đăng ký bản công bố;
Số lượng các loại thực phẩm muốn công bố.
Để khách hàng không phải lo lắng về các khoản phí phát sinh, chi phí dịch vụ công bố chất lượng thực phẩm cũng sẽ được cam kết trong hợp đồng ký kết giữa 2 bên.



TinLaw cung cấp dịch vụ công bố chất lượng thực phẩm trọn gói
Cảm nhận Khách hàng sử dụng dịch vụ công bố thực phẩm tại TinLaw:



Xem tất cả đánh giá của khách hàng tại đây!!
Cam kết dịch vụ công bố thực phẩm từ TinLaw dành cho khách hàng
- Tiếp nhận thông tin doanh nghiệp, tư vấn cho doanh nghiệp chuẩn bị chính xác các lọai giấy tờ cần thiết;
- Tư vấn các chỉ tiêu kiểm nghiệm theo Luật pháp hiện hành;
- Biên soạn hồ sơ công bố thực phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.;
- Theo dõi tiến độ hồ sơ đăng tải lên website, do Ban quản lý An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh/Tỉnh đăng tải;
- Thời gian hoàn thành hồ sơ công bố thực phẩm đúng hẹn;
- Giao hồ sơ tận nơi;
- Hướng dẫn doanh nghiệp truy cập vào hồ sơ thực phẩm, doanh nghiệp của mình trên website.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CÔNG BỐ THỰC PHẨM TẠI TINLAW
Nộp hồ sơ công bố thực phẩm ở đâu?
Với thực phẩm thường, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, phụ gia đơn chất, phụ gia trong danh mục được phép sử dụng: nộp tại Sở Y Tế.
Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định nộp hồ sơ đến Bộ Y tế (Cục An Toàn Thực Phẩm)
Tại TP. Hồ Chí Minh, Ban quản lý An toàn Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh là cơ quan chung tiếp nhận tất cả hồ sơ tự công bố thực phẩm và đăng ký bản công bố thực phẩm.
>> Xem thêm: Các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm
Thời gian thực hiện công bố thực phẩm bao lâu?
Thời gian thực hiện đối với hồ sơ tự công bố (thực phẩm thường, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, phụ gia đơn chất, phụ gia trong danh mục được) từ 5 – 7 ngày làm việc (không tính thời gian kiểm nghiệm).
Thời gian thực hiện đối với hồ sơ phải đăng ký công bố sản phẩm (thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định) từ 40-60 ngày làm việc (không tính thời gian kiểm nghiệm).
Dịch vụ công bố thực phẩm của TinLaw có nhận làm ở tỉnh không?
Có. TinLaw hiện đang hỗ trợ dịch vụ làm công bố thực phẩm nhiều nhất cho các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chúng tôi cũng hỗ trợ khá nhiều khách hàng ở các tỉnh thành lân cận: Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Vũng Tàu…
Công ty có dịch vụ xin giấy phép con nào khác ngoài công bố thực phẩm không?
Có. TinLaw đang hỗ trợ nhiều loại giấy phép con khác như: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa, giấy phép kinh doanh bán lẻ, giấy phép lập cơ sở bán lẻ…
Ngoài ra, chúng tôi hướng tới mục tiêu xây dựng hệ sinh thái toàn diện cho doanh nghiệp, từ khâu thành lập đến hỗ trợ trong quá hành hoạt động. Vì thế, TinLaw còn có khả năng hỗ trợ Quý khách nhiều dịch vụ pháp lý khác, cụ thể như: Thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép đầu tư, đăng ký nhãn hiệu, các loại giấy phép con, tư vấn thiết kế hệ thống kế toán khoa học, tư vấn mua bán, sáp nhập hoặc giải thể công ty,…
Tài liệu Khách hàng cần cung cấp, đưa cho TinLaw bằng cách nào?
Trả lời: Bộ phận giao nhận của dịch vụ công bố chất lượng thực phẩm TinLaw sẽ lấy tài liệu, mẫu sản phẩm trực tiếp tại địa chỉ quý khách yêu cầu.
Tôi muốn đăng ký dùng dịch vụ công bố thực phẩm của TinLaw thì làm thế nào?
Trả lời: Quý khách liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH
Nếu quý khách đang cần dịch vụ đăng ký mã số mã vạch trọn gói thì TinLaw chính là giải pháp hoàn hảo nhất dành cho bạn!
GIẤY CHỨNG NHẬN VSATTP
Khởi đầu trong lĩnh vực sản xuất/kinh doanh thực phẩm thì việc xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc.
GIẤY LƯU HÀNH TỰ DO – CFS
Giấy chứng nhận lưu hành tự do sẽ nhanh chóng nằm trong tay Quý khách khi tin tưởng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của chúng tôi.
GIẤY PHÉP BÁN LẺ THUỐC LÁ
Bán lẻ thuốc lá là ngành kinh doanh có điều kiện. Do đó, muốn bán lẻ thuốc lá phải xin giấy phép bán lẻ thuốc lá theo quy định của Chính phủ.
ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU, LOGO
TinLaw thay mặt Khách hàng thực hiện tất cả các thủ tục pháp lý cần thiết để nhãn hiệu của doanh nghiệp là “độc quyền” trên thị trường.
CÔNG BỐ LƯU HÀNH MỸ PHẨM
Cá nhân, doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường thì trước tiên phải làm giấy phép công bố lưu hành mỹ phẩm.