You are here:

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mới nhất

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mới nhất

Khi chấm dứt 1 bản hợp đồng, 2 bên cần thiết lập một văn bản xác nhận hoàn thành và chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định pháp luật. Văn bản đó gọi là biên bản thanh lý hợp đồng. Vậy biên bản thanh lý hợp đồng cần có những nội dung nào? Doanh nghiệp phải lưu ý những điều gì khi soạn biên bản thanh lý hợp đồng? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của dịch vụ luật sư TinLaw nhé!

Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng là công cụ để ghi chép và xác nhận các biện pháp pháp lý quan trọng liên quan đến việc chấm dứt một hợp đồng. 

Theo quy định của Điều 422 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng có thể chấm dứt, thanh lý trong các trường hợp sau:

  • Khi hợp đồng đã được hoàn thành;
  • Theo thoả thuận của các bên;
  • Trong trường hợp cá nhân ký kết hợp đồng qua đời hoặc pháp nhân ký kết hợp đồng chấm dứt tồn tại, và hợp đồng phải được thực hiện bởi chính cá nhân hoặc pháp nhân đó;
  • Khi hợp đồng bị huỷ bỏ hoặc bị chấm dứt một cách đơn phương;
  • Khi hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn tồn tại;
  • Khi có sự thay đổi cơ bản trong hoàn cảnh mà các bên không thể đạt được thoả thuận về việc sửa đổi hợp đồng trong một khoảng thời gian hợp lý.
Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Trong trường hợp này, hai bên có trách nhiệm xác định và thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ đã được thực hiện, cũng như quyền lợi và nghĩa vụ còn tồn tại sau khi hợp đồng chấm dứt.

Mục đích sử dụng biên bản thanh lý hợp đồng

Biên bản thanh lý hợp đồng có mục đích cụ thể như sau:

  1. Tăng cường tính minh bạch, chính xác
  • Chi tiết: Biên bản thanh lý cung cấp thông tin chi tiết và đầy đủ về quá trình chấm dứt hợp đồng, bao gồm lý do chấm dứt, thời điểm, và các điều kiện liên quan.
  • Rõ ràng: mô tả rõ ràng những điều kiện và cam kết được đạt được giữa các bên khi chấm dứt hợp đồng.
  1. Là cơ sở pháp lý của quá trình chấm dứt hợp đồng:

Biên bản thanh lý là tài liệu chứng cứ quan trọng trong trường hợp có tranh chấp pháp lý sau này, trong đó cung cấp thông tin chi tiết về quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên sau khi hợp đồng chấm dứt.

  1. Xác định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan:

Biên bản thanh lý xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên sau khi hợp đồng chấm dứt. Điều này giúp tránh hiểu lầm và tranh chấp sau này. 

Có thể “tự động” thanh lý hợp đồng hay không?

Hiện nay, không có quy định cụ thể nào bắt buộc việc lập Biên bản thanh lý hợp đồng giữa hai bên. Nội dung của biên bản này hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên, với điều kiện là không vi phạm quy định pháp luật và nguyên tắc đạo đức xã hội.

Biên bản thanh lý hợp đồng được sử dụng để làm gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng được sử dụng để làm gì?

Ngoài ra, các bên hoàn toàn có quyền tích hợp điều khoản thanh lý tự động vào nội dung chính của hợp đồng. ví dụ:

  • Hết thời hạn hợp đồng và các bên đã hoàn tất mọi nghĩa vụ theo hợp đồng. Hợp đồng sẽ tự động thanh lý khi hai bên đã hoàn tất các nghĩa vụ đã nêu trong hợp đồng.
  • Tự động thanh lý hợp đồng sau 15 ngày kể từ khi cả hai bên đều hoàn thành mọi thỏa thuận trong hợp đồng.

Vấn đề này không bị ràng buộc bởi quy định nào trong pháp luật, từ đó tạo cho hai bên sự linh hoạt và quyền tự chủ trong việc quyết định nội dung thanh lý hợp đồng.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

Tải ngay: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

Mẫu 1:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-***——-

 

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

 

– Căn cứ hợp đồng số ……./… đã ký giữa hai bên ngày … tháng ….. năm….. ;

– Căn cứ bộ luật dân sự năm 2015, Luật thương mại 2005;

– Căn cứ tình hình thực tế thực hiện hợp đồng và nhu cầu của các bên.

 

Hôm nay tại địa chỉ số….. đường …, phường …, quận …. tỉnh/Thành phố ….

Chúng tôi gồm:

BÊN A: …………………………………………………………………..

Họ và tên: ……………………………….Giới tính: ……………….

Chức vụ: ……………………………………………………….

Ngày sinh: ……………. Dân tộc: …….. Quốc tịch: …………….

Chứng minh nhân dân số: ………………. Ngày cấp: …………

Nơi cấp: ……………………………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………….

BÊN A: ……………………………………………………………………..

Họ và tên: ……………………………….Giới tính: ………………….

Chức vụ: ……………………………………………………….

Ngày sinh: ……………. Dân tộc: …….. Quốc tịch: …………….

Chứng minh nhân dân số: ………………. Ngày cấp: …………

Nơi cấp: ……………………………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………….

Hai bên thỏa thuận thanh lý hợp đồng số: ……/….. ký ngày …. tháng …. năm …. với nội dung cụ thể như sau:

 

Điều 1: Thanh lý quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng

Bên B đã thực hiện đầy đủ các nội dung trong hợp đồng số: ……/….. ký ngày …. tháng …. năm …. ký với Bên A. Hai bên đã nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ và thanh toán đầy đủ nghĩa vụ công nợ của hợp đồng trên.

 

Điều 2: Cam kết chung

Hai bên đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng và không còn thắc mắc hay khiếu kiện về việc thực hiện nghĩa vụ của nhau.

Biên bản thanh lý hợp đồng này được lập thành 04 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản, một bản lưu tại Công ty, một bản gửi đến phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội.

Đại diện hai bên cùng đọc và ký tên dưới đây.

BÊN ABÊN B
(kí và ghi rõ họ tên)

 

 

 

(kí và ghi rõ họ tên)

 

 

 

Mẫu 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

Số: … /20../BBTLHĐ/… – …

Căn cứ Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

Căn cứ hợp đồng số … /20../HĐ …/ … – … ngày … tháng … năm …;

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại Trụ sở văn phòng Công ty … (Địa chỉ: …), chúng tôi gồm có:

Bên A:

Công ty …

Địa chỉ: …

Người đại diện theo pháp luật là ông (bà): …

Chức vụ: …

Điện thoại: …

Email: …

Mã số thuế: …

Bên B:

Họ và tên: …

Giấy chứng minh nhân dân số: … cấp ngày: … tại: …

Địa chỉ thường trú: …

Chỗ ở hiện nay: …

Điện thoại: …                   

Email: …

Hai bên thống nhất thanh lý hợp đồng theo nội dung sau:

Điều 1. Bên A đã thực hiện hoàn thành công việc, đảm bảo thời hạn, theo đúng quyền và nghĩa vụ được quy định tại các Điều …, Điều … và Điều … của hợp đồng số …/20../HĐ…/…-… ngày … tháng … năm ….

Điều 2. Bên B đồng ý thanh toán cho Bên A như sau:

Giá trị hợp đồng trước thuế: … đồng;  

Thuế giá trị gia tăng:… đồng;

Tổng giá trị hợp đồng sau thuế: … đồng;

(Bằng chữ: …)

Hình thức thanh toán: Chuyển tiền vào tài khoản của Bên A

Điều 3. Bên A đồng ý nội dung thanh toán của Bên B theo quy định tại Điều 2 của biên bản này.

Điều 4. Nội dung khác (nếu có) …

Điều 5. Hai bên thống nhất, đồng ý thanh lý, chấm dứt hợp đồng số …/20../HĐ …/ …- … ngày … tháng … năm …, kể từ ngày … tháng … năm …., không nêu thêm nội dung nào khác.

Biên bản được lập thành 02 bản, giao cho bên A giữ 01 bản, bên B giữ 01  bản có giá trị pháp lý như nhau./.

BÊN B

(Chữ ký, họ tên)

 

 

BÊN A

(Chữ ký, họ tên và đóng dấu)

 

 

Những lưu ý khi soạn biên bản thanh lý hợp đồng

    1. Đầy đủ tài liệu pháp lý: Biên bản nên đi kèm với tài liệu và hồ sơ hợp đồng, tạo nên một bộ chứng cứ pháp lý đầy đủ.
    2. Ghi chép thoả thuận: Nếu chấm dứt hợp đồng dựa trên thoả thuận giữa các bên, biên bản ghi chép rõ ràng và đầy đủ về thông tin cơ bản như tên các bên, địa chỉ, và các thông tin liên quan khác, các điều kiện và cam kết được đạt được.
    3. Xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ: Biên bản thanh lý phải có đầy đủ thông tin, chi tiết về quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên sau khi hợp đồng chấm dứt. Điều này giúp tránh hiểu lầm và tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ.
    4. Sử dụng ngôn ngữ pháp lý chính xác: Biên bản sử dụng ngôn ngữ pháp lý chính xác để mô tả các điều khoản và điều kiện của quá trình chấm dứt. Điều này giúp tránh hiểu lầm và tăng tính chính xác của tài liệu.
    5. Tuân thủ pháp luật: Biên bản thanh lý phải tuân thủ đúng theo các quy định và nguyên tắc của pháp luật liên quan đến chấm dứt hợp đồng. Điều này đảm bảo tính pháp lý của quá trình.
    6. Bảo mật thông tin: Nếu có thông tin nhạy cảm được bao gồm trong biên bản, nó cần được bảo mật đúng cách để ngăn chặn sự rò rỉ thông tin không mong muốn.
    7. Xác định thời gian hiệu lực: Xác định thời điểm biên bản có hiệu lực và thời gian chấm dứt hợp đồng.
    8. Chứng thực và lý tên: Biên bản thường cần được chứng thực pháp lý, điều này tùy thuộc vào yêu cầu của pháp luật địa phương hoặc thoả thuận giữa các bên. Các bên tham gia thường ký tên để chứng nhận sự đồng thuận với nội dung của biên bản.

Trên đây là phần tổng hợp của TinLaw về chủ đề biên bản thanh lý hợp đồng. Trong quá trình soạn thảo hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng, nếu doanh nghiệp gặp bất kỳ khó khăn nào hãy liên hệ ngay đến luật sư TinLaw qua các thông tin dưới đây:

Tác giả: Lương Nị

Tác giả: Lương Nị

DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT