You are here:

Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty vận tải nhanh nhất

Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty vận tải nhanh nhất

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và mở rộng quy mô, để phục vụ cho nền kinh tế phát triển, chúng ta không thể thiếu đi dịch vụ vận tải “cánh tay” đắc lực tại các nước kinh tế phát triển. Cùng với sự phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông của Việt Nam đang trên đà phát triển, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc liên tỉnh nên đây được xem là một lĩnh vực đầy tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư. Bài viết hướng dẫn thủ tục thành lập công ty vận tải nhanh nhất dưới đây chia sẻ đến Quý khách đầy đủ thông tin để thành lập doanh nghiệp vận tải.

1. Thủ tục thành lập công ty vận tải

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty theo quy định và nộp cho Sở KHĐT nơi đặt trụ sở chính công ty.
  • Bước 2: Sau 3 -5 ngày nhận được hồ sơ hợp lệ từ doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo doanh nghiệp đến Sở để nhận giấy đăng ký kinh doanh.
  • Bước 3: Doanh nghiệp liên hệ với các công ty khắc dấu cho doanh nghiệp.
    • Lưu ý: pháp luật không quy định số lượng và hình dáng con dấu, cụ thể: thay vì sử dụng màu đỏ như thông thường doanh nghiệp có thể sử dụng màu xanh hoặc tím.
  • Bước 4: Đăng bố cáo trên cổng thông tin quốc gia.
  • Bước 5: Treo bảng hiệu tại trụ sở công ty (để cơ quan thuế kiểm tra bất ngờ).
    • Lưu ý: bảng treo phải cập nhất đầy đủ thông tin về: tên công ty, mã số thuế, địa chỉ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bước 6: Lên Sở giao thông vận tải tỉnh/TP nơi doanh nghiệp đặt trụ sở xin biểu mẫu cấp phép kinh doanh dịch vụ vận tải hay còn gọi là giấy phép con.
  • Bước 7: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ mở tài khoản ngân hàng công ty trong khu vực đặt địa trụ sở chính.
  • Bước 8: Đăng ký chữ ký số để tiến hành khai báo và nộp thuế như sau:
    • Đăng ký nộp thuế điện tử.
    • Nộp thuế môn bài theo quy định, thuế môn bài rất quan trọng, doanh nghiệp cần lưu ý.
    • Liên hệ cơ quan thuế thực hiện khai báo hồ sơ thuế ban đầu và nộp mẫu 06/GTGT.
    • Nhận kết quả mẫu 06/GTGT theo phương pháp khấu trừ. Lưu ý: phương pháp khấu trừ là lựa chọn được ưu tiên sử dụng hiện nay.
    • Doanh nghiệp nộp đơn đề nghị đặt in hóa đơn theo mẫu 3.14 cho chi cục thuế.
    • Nhận kết quả mẫu 3.14 từ chi cục thuế.
    • Đặt in hóa đơn theo mẫu ở 1 nhà in.
    • Doanh nghiệp tiến hành phát hành hóa đơn.
    • Báo cáo thuế hàng quý, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính, báo cáo thuế thu nhập cá nhân tạm tính.

*Lưu ý: Doanh nghiệp thành lập công ty kinh doanh vận tải, phải thực hiện đầy đủ và đúng quy trình nêu trên nếu không muốn bị cơ quan thuế phạt.

>> Xem thêm: Các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp mới

2. Điều kiện thành lập công ty vận tải

  • Doanh nghiệp được đăng ký tất cả các ngành nghề liên quan đến vận tải. Công ty hoạt động lĩnh vực vận tải thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tùy vào từng hình thức vận tải sẽ có quy định về điều kiện kinh doanh khác nhau.
  • Sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải lên sở GTVT để xin cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải.

Danh sách một số ngành nghề kinh doanh vận tải theo quy định pháp luật như sau:

STTTên ngànhMã ngành
1Hoạt động các dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải5229
2Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương5012
3Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (Trừ vận tải bằng xe buýt.)4931
4Vận tải hành khách đường bộ khác4932
5Vận tải hàng hóa đường bộ4933
6Vận tải đường ống4940
7Vận tải hành khách ven biển và viễn dương.5011
8Vận tải hành khách bằng đường thủy  nội địa5021
9Vận tải hàng hóa bằng đường thủy  nội địa5022

 3. Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty vận tải

  • Giấy đề nghị thành lập công ty vận tải theo quy định.
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên công ty hoặc cổ đông công ty, nếu thành lập công ty cổ phần.
  • CMND/Passport hoặc các giấy tờ chứng minh nhân thân khác của người đại diện theo pháp luật và các thành viên/cổ đông tham gia thành lập công ty.
  • Trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật, thì công ty lập giấy ủy quyền có công chứng cho người đi nộp hồ sơ.

>> Xem thêm: 13 việc sau khi thành lập công ty cần làm ngay

Trên đây là hướng dẫn của dịch vụ thành lập công ty TinLaw về hồ sơ, thủ tục thành lập công ty vận tải theo quy định mới nhất. Nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin bên dưới:

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.