Để thành lập công ty sản xuất cần đáp ứng những điều kiện gì? Trong nội dung bài viết này, dịch vụ thành lập công ty TinLaw sẽ trình bày một số khía cạnh liên quan, cùng theo dõi nhé!
Điều kiện thành lập công ty sản xuất
Tên công ty
Tuyệt đối không được đặt tên công ty gây nhầm lẫn hoặc trùng với công ty khác. Tên doanh nghiệp phải được đặt theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành, bảo đảm có 02 thành tố sau đây: Tên doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp.
Loại hình doanh nghiệp của công ty sản xuất
Khi thành lập công ty sản xuất doanh nghiệp cần căn cứ dựa vào khả năng tài chính cũng như những điều kiện liên quan khác mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp. Bởi đối với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Một số loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam hiện nay là: Công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Người đại diện pháp luật của công ty sản xuất
- Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm cũng như nghĩa vụ trước pháp luật về các hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lựa chọn người có đủ năng lực và kinh nghiệm.
- Một công ty có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện pháp luật, tùy thuộc vào quy định và loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo phải có 01 người đại diện sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
- Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp có thể là giám đốc, chủ tịch, hoặc quản lý của doanh nghiệp.
Trụ sở chính doanh nghiệp
Địa chỉ trụ sở chính công ty sản xuất là địa chỉ dùng để liên lạc của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng nhà riêng hoặc văn phòng cho thuê có địa chỉ liên lạc cụ thể làm địa chỉ cho công ty. Cấm không được sử dụng căn hộ hoặc chung cư nơi được dùng với mục đích để ở làm trụ sở chính doanh nghiệp.
Thủ tục thành lập công ty sản xuất
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty
- Điều lệ công ty sản xuất
- Danh sách thành viên/cổ đông tham gia góp vốn
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên/cổ đông góp vốn
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với những doanh nghiệp có yếu tố vốn góp nước ngoài
- Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (nếu người làm thủ tục không phải Đại diện pháp luật)
- Một số loại hồ sơ cần thiết khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập công ty sản xuất tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp đăng ký đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau 3 – 5 ngày làm việc tính kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 4: Khắc mẫu con dấu
Doanh nghiệp cần tiến hành khắc mẫu con dấu ngay khi có mã số thuế. Hình thức và số lượng con dấu doanh nghiệp có quyền tự quyết định. Tuy nhiên phải đảm bảo có đủ những thông tin cần thiết về tên công ty cũng như mã số doanh nghiệp.
Sau khi có mẫu con dấu, doanh nghiệp công bố mẫu dấu công khai lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.
III/ Một số lưu ý quan trọng sau khi thành lập công ty sản xuất
Đăng ký tài khoản ngân hàng để giao dịch
Doanh nghiệp cần đăng ký cho công ty của mình một tài khoản ngân hàng để có thể tiến hành giao dịch thuận lợi. Người đại diện khi đến ngân hàng cần mang theo chứng minh thư nhân dân, con dấu công ty và giấy phép đăng ký doanh nghiệp để đăng ký tài khoản. Sau khi có tài khoản, doanh nghiệp cần làm thủ tục thông báo số tài khoản lên Sở KH&ĐT
Thực hiện góp vốn vào công ty sản xuất
Trong thời gian quy định là 90 ngày kể từ ngày có giấy phép kinh doanh các thành viên, cổ đông, chủ công ty phải thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp. Tài sản góp vốn phải là nguồn vốn hợp pháp có thể là tiền hoặc tài sản (có giá trị quy đổi), giá trị tài sản được định giá tùy theo yêu cầu của từng công ty.
Thuê kế toán viên hoặc sử dụng dịch vụ kế toán
Doanh nghiệp cần thuê một kế toán viên để có thể giải quyết những vấn đề liên quan đến quyết toán, báo cáo thuế ban đầu cho công ty. Việc sử dụng dịch vụ kế toán TinLaw giúp giảm chi phí hơn cho doanh nghiệp.
Mua chữ ký số để đóng thuế online
Việc mua chữ ký số điện tử để phục vụ mục đích đóng thuế online. Khi đăng ký mở tài khoản doanh nghiệp cần yêu cầu ngân hàng mở chức năng đóng thuế trực tuyến cho tài khoản của mình để thuận tiện hơn khi đóng thuế online
Tiến hành kê khai thuế và đóng thuế
Sau khi thành lập doanh nghiệp cần đóng một số loại thuế như: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần kê khai thuế môn bài và nộp tờ khai thuế môn bài sau khi mở công ty sản xuất trong vòng 30 ngày.
Thông báo phát hành hóa đơn
Sau khi thành lập công ty sản xuất doanh nghiệp cần in, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng để sử dụng
Doanh nghiệp phải công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sau khi có giấy phép kinh doanh
Doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia, trong vòng 30 ngày tính kể từ ngày có giấy phép thành lập công ty sản xuất. Các công việc cần được tiến hành đúng quy định nhằm tránh bị xử phạt hành chính.
Treo bảng hiệu công ty
Mỗi doanh nghiệp cần có riêng một bảng hiệu công ty, việc treo bảng hiệu công ty để thuận tiện cho việc quản lý. Về hình thức bảng hiệu sẽ do doanh nghiệp tự quyết định, tuy nhiên, nội dung phải đảm bảo đầy đủ các thông tin như: Về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại…
Bài viết là chia sẻ về thủ tục, hồ sơ và những lưu ý khi thành lập công ty sản xuất. Hy vọng qua nội dung bài viết này sẽ giúp quý khách hàng thành lập doanh nghiệp sản xuất thành công. Hãy gọi ngay cho dịch vụ thành lập công ty TinLaw để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239