Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện là giải pháp hoàn hảo cho doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Với dịch vụ trọn gói của TinLaw, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí khi mở văn phòng đại diện. Và hãy xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về dịch vụ của chúng tôi nhé!
Thành lập văn phòng đại diện là gì?
Thành lập văn phòng đại diện là quá trình một công ty, đặc biệt là công ty nước ngoài, mở một đơn vị phụ thuộc tại địa phương hoặc quốc gia khác. Văn phòng này có nhiệm vụ đại diện cho công ty mẹ, giúp công ty mẹ thực hiện các hoạt động như: Xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường,…
Văn phòng đại diện đóng vai trò như một cầu nối giữa công ty mẹ và thị trường (nơi đặt văn phòng đại diện). Nhờ đó mà giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh mới và tăng cường vị thế trên thị trường.
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện
Để thành lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần tuân thủ một số điều kiện nhất định theo quy định pháp luật. Dưới đây là các yêu cầu mà doanh nghiệp cần lưu ý:
- Văn phòng đại diện chỉ được thành lập sau khi công ty được thành lập: Điều này có nghĩa là doanh nghiệp không thể song song thực hiện thủ tục thành lập công ty và văn phòng đại diện cùng lúc.
- Tên của văn phòng đại diện: Tên văn phòng phải bao gồm tên của công ty mẹ và kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”. Điều này giúp phân biệt rõ giữa công ty và văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
- Chức năng của văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện chỉ thực hiện chức năng giao dịch, không được phép tham gia vào các hoạt động kinh doanh tạo doanh thu.
- Người đứng đầu văn phòng đại diện không được ký hợp đồng kinh doanh: Người đại diện chỉ được phép ký các hợp đồng liên quan đến hoạt động của văn phòng.
- Địa chỉ văn phòng đại diện: Địa chỉ văn phòng không được đặt tại nhà chung cư hoặc nhà tập thể, tương tự như quy định về trụ sở chính của công ty.
- Thủ tục thuế khi thay đổi địa chỉ văn phòng: Theo quy định, văn phòng đại diện không có nghĩa vụ thuế trực tiếp. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp muốn thay đổi địa chỉ văn phòng sang quận hoặc huyện khác thì vẫn phải thực hiện thủ tục xác nhận nghĩa vụ thuế với chi cục thuế cũ.
Nhìn chung, các điều kiện thành lập văn phòng đại diện tuy không quá phức tạp. Nhưng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật tại Việt Nam.
Khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi thành lập văn phòng đại diện
Việc thành lập văn phòng đại diện không phải là một quy trình đơn giản đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Doanh nghiệp thường gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình này, bao gồm:
- Nhiều doanh nghiệp nước ngoài không thông thạo tiếng Việt, gây trở ngại trong việc giao tiếp và tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam.
- Doanh nghiệp không nắm rõ các điều kiện cần thiết để được thành lập văn phòng đại diện.
- Quy trình chuẩn bị hồ sơ thành lập văn phòng đại diện thường đòi hỏi nhiều giấy tờ pháp lý. Nhiều doanh nghiệp không biết cách thẩm định và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, dẫn đến việc hồ sơ bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung.
- Tại Việt Nam hiện chưa có một cơ quan chuyên trách để hướng dẫn nhà đầu tư nước ngoài trong việc mở văn phòng đại diện.
- Nhiều doanh nghiệp nước ngoài không có đội ngũ chuyên nghiệp để hỗ trợ các vấn đề pháp lý.
Và nếu Quý khách đang gặp phải các vấn đề trên thì đừng quá lo lắng. TinLaw là công ty với hơn 12 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thành lập văn phòng đại diện trọn gói cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn ai hết TinLaw hiểu tất cả trở ngại Quý khách đang gặp phải và chúng tôi luôn có giải pháp cho những vấn đề đó.
Nội dung dịch vụ thành lập văn phòng đại diện trọn gói tại TinLaw
Khi sử dụng dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại TinLaw, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ toàn diện trong mọi khía cạnh của quy trình. Dưới đây là các nội dung chính mà TinLaw cung cấp trong gói dịch vụ này:
- Tư vấn trước thành lập VPĐD bao gồm: Điều kiện thành lập, địa chỉ VPĐD, tên, hồ sơ và các loại giấy tờ,…
- Chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ thành lập VPĐD
- Thực hiện đăng ký thành lập VPĐD cho khách hàng
- Sau khi đã có kết quả, TinLaw sẽ bàn giao giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cùng con dấu đến tận tay Quý khách.
- Tư vấn một số điều cần biết sau khi sử dụng dịch vụ thành lập văn phòng đại diện.
Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện của TinLaw sẽ hỗ trợ Quý khách toàn diện từ khâu tìm hiểu quy định địa phương cho đến khi hoàn thành các thủ tục pháp lý. Nhằm đảm bảo Quý khách sẽ nhận được giấy phép thành lập văn phòng đại diện và tư vấn các thủ tục sau thành lập.
Báo giá dịch vụ thành lập văn phòng đại diện trọn gói tại công ty TinLaw
TinLaw cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ thành lập văn phòng đại diện với chi phí hợp lý và cạnh tranh nhất trên thị trường. Mức giá dịch vụ tại TinLaw chỉ từ 2.000.000 VND, đã bao gồm toàn bộ các bước tư vấn pháp lý, soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và theo dõi quá trình phê duyệt.
Ngoài ra, TinLaw luôn sẵn sàng tư vấn và cung cấp báo giá chi tiết dựa trên nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.
Thời gian TinLaw thực hiện dịch vụ thành lập văn phòng đại diện
TinLaw cam kết thực hiện dịch vụ thành lập văn phòng đại diện trong khoảng thời gian ngắn, chỉ từ 5 – 7 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận yêu cầu. Cụ thể:
- TinLaw tiến hành tư vấn chi tiết, soạn thảo hồ sơ thành lập văn phòng đại diện và gửi tận nơi để doanh nghiệp ký trong vòng 1 ngày.
- Từ 3 – 5 ngày, TinLaw sẽ nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy phép văn phòng đại diện.
- TinLaw nhận Giấy phép và bàn giao trực tiếp cho doanh nghiệp trong 1 ngày làm việc.
Với quy trình chuyên nghiệp, TinLaw giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, đồng thời đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật.
>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của TinLaw
Khi sử dụng dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại TinLaw, Quý khách cần cung cấp các loại giấy tờ sau:
- Giấy phép hoạt động của công ty mẹ tại nước ngoài
- Điều lệ của Công ty mẹ tại nước ngoài
- Bizfile / Master Date của công ty mẹ tại nước ngoài
- Báo cáo tài chính có kiểm toán 01 năm gần nhất (hoặc tài liệu tương đương) của cty mẹ thể hiện công ty mẹ có hoạt động.
- Passport hoặc CMND trưởng đại diện
* Trưởng Văn phòng đại diện có thể là người Việt Nam hoặc là người nước ngoài.
Trên đây là toàn bộ thông tin hồ sơ mà khách hàng cần chuẩn bị. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ ngay đến TinLaw để được giải đáp nhé!
Quy trình, thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại TinLaw
Nhằm giúp doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện một cách nhanh chóng và hiệu quả. TinLaw cung cấp quy trình thành lập văn phòng đại diện chuyên nghiệp và minh bạch. Dưới đây là các bước chính:
- Liên hệ và báo giá dịch vụ: Khách hàng liên hệ yêu cầu dịch vụ, TinLaw sẽ tư vấn chi tiết về công việc sẽ thực hiện và cung cấp báo giá cụ thể.
- Ký hợp đồng dịch vụ thành lập văn phòng đại diện: Sau khi thống nhất về các điều khoản, TinLaw và khách hàng sẽ ký hợp đồng dịch vụ thành lập văn phòng đại diện.
- Tiến hành dịch vụ: TinLaw sẽ đảm nhận toàn bộ quy trình thực hiện, đảm bảo khách hàng sẽ nhận được giấy phép thành lập văn phòng đại diện từ Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Với quy trình này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm về tính chính xác cũng như sự chuyên nghiệp của TinLaw trong bước thực hiện.
Cam kết TinLaw khi sử dụng dịch vụ thành lập văn phòng đại diện
Khi lựa chọn dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại TinLaw, khách hàng sẽ nhận được những cam kết chất lượng dịch vụ. Cụ thể như sau:
- Hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi, giải đáp nhanh chóng các thắc mắc trong quá trình thực hiện.
- Chi phí minh bạch, không phát sinh thêm sau khi đã ký hợp đồng dịch vụ.
- Bàn giao kết quả tận tay khách hàng trong khoảng thời gian từ 5 – 7 ngày làm việc.
- Theo dõi và cập nhật tình trạng đăng ký liên tục, giúp khách hàng nắm rõ tiến độ xử lý hồ sơ.
- Khách hàng không cần đến cơ quan nhà nước, chỉ cần cung cấp thông tin và chờ nhận giấy phép.
- Tư vấn và hỗ trợ chu đáo các thủ tục liên quan sau khi thành lập văn phòng đại diện.
- Miễn phí dịch vụ giao nhận hồ sơ và hỗ trợ dịch thuật công chứng giấy tờ.
Với những cam kết trên, TinLaw đảm bảo mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Nhờ đó mà giúp doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thành lập văn phòng đại diện một cách thuận lợi.
Ưu nhược điểm của việc thành lập văn phòng đại diện
Việc thành lập văn phòng đại diện mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng cũng có một số hạn chế nhất định. Dưới đây là những ưu và nhược điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý:
Ưu điểm:
- Văn phòng đại diện có thể trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và đối tác, giúp mở rộng tầm ảnh hưởng.
- Vì văn phòng đại diện không được phép thực hiện hoạt động kinh doanh, nên không cần đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
- So với việc thành lập chi nhánh hoặc công ty con, văn phòng đại diện có chi phí vận hành thấp hơn.
Nhược điểm:
- Văn phòng đại diện chỉ thực hiện chức năng liên lạc, nghiên cứu thị trường, quảng bá, không được phát sinh hoạt động kinh doanh.
- Trưởng văn phòng chỉ được ký kết các hợp đồng phục vụ cho hoạt động của văn phòng, không được ký các hợp đồng kinh doanh.
- Dù không thực hiện kinh doanh, văn phòng đại diện vẫn phải thực hiện một số thủ tục pháp lý như thay đổi địa chỉ hoặc báo cáo hoạt động.
Việc thành lập văn phòng đại diện là lựa chọn phù hợp cho những doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động mà không cần phải trực tiếp kinh doanh. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa những ưu và nhược điểm để đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty trọn gói
Những việc doanh nghiệp cần thực hiện sau khi thành lập văn phòng đại diện
Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập và nhận được giấy phép hoạt động. Doanh nghiệp cần tiến hành một số công việc để văn phòng đại diện chính thức đi vào hoạt động. Cụ thể:
- Tiến hành khắc con dấu của văn phòng đại diện và thông báo về việc sử dụng con dấu này.
- Gắn biển hiệu văn phòng đại diện tại trụ sở đã đăng ký.
- Mở tài khoản chuyên chi bằng ngoại tệ và tài khoản chuyên chi bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ.
- Đăng thông báo về việc thành lập văn phòng đại diện trên các báo điện tử hoặc báo in.
- Thông báo cho Sở Công Thương về việc văn phòng đại diện đã bắt đầu hoạt động.
- Định kỳ báo cáo về hoạt động của văn phòng đại diện cho Sở Công Thương.
- Thực hiện các thủ tục tuyển dụng, quản lý nhân sự và báo cáo về những thay đổi nhân sự.
- Nộp thuế thu nhập cá nhân cho người đại diện và nhân viên của văn phòng đại diện.
- Thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép khi có thay đổi về người đại diện, địa điểm, tên gọi hoặc hoạt động của văn phòng đại diện.
Lưu ý: Các thủ tục trên có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định pháp luật hiện hành. Do đó, doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý tại TinLaw để được tư vấn cụ thể.
Với những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ hơn về những việc cần làm sau khi thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Những câu hỏi thường gặp về dịch vụ thành lập văn phòng đại diện
Nếu Quý khách đang có thắc mắc liên quan đến dịch vụ mở văn phòng đại diện, có thể tham khảo ngay các câu hỏi thường gặp bên dưới đây.
Thành lập văn phòng đại diện để làm gì?
Thành lập văn phòng đại diện giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường mới. Thêm đó là tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác và khách hàng.
Ai là người đứng đầu của văn phòng đại diện?
Người đứng đầu của văn phòng đại diện là cá nhân được công ty mẹ bổ nhiệm. Thông thường sẽ là người có kinh nghiệm và khả năng đại diện cho công ty trong các giao dịch và liên lạc tại khu vực mà văn phòng đại diện hoạt động.
Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân hay không?
Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 Việt Nam. Văn phòng đại diện chỉ là một đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ. Điều này có nghĩa là văn phòng đại diện không có quyền hạn pháp lý độc lập mà phải hoạt động theo sự ủy quyền của công ty mẹ.
Thành lập văn phòng đại diện có cần nộp thuế môn bài không?
Theo Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, văn phòng đại diện phải nộp thuế môn bài nếu thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ. Ngược lại, nếu văn phòng đại diện chỉ thực hiện các hoạt động đại diện như nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, quảng bá thương hiệu thì không phải nộp thuế môn bài.
Văn phòng đại diện có được phép phát sinh hoạt động kinh doanh không?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Và chỉ có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp mẹ.
Đồng thời, quy định này cũng nêu rõ văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Văn phòng đại diện có thể xuất hóa đơn VAT không?
Vì văn phòng đại diện không được phép thực hiện chức năng kinh doanh nên cũng sẽ không được xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện nộp ở đâu?
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện sẽ được nộp ở Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở.
Kết luận
TinLaw là đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập văn phòng đại diện chuyên nghiệp, uy tín với quy trình thủ tục rõ ràng. Và nếu Quý khách có nhu cầu mở văn phòng đại diện, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!