You are here:

Hướng dẫn cách làm tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN theo Thông tư 80/2021

Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN là công việc cơ bản mà một nhân viên kế toán doanh nghiệp phải biết. Để các bạn mới vào nghề nắm rõ hơn về cách lập tờ khai thuế và các quy định chung về nộp thuế TNDN, dịch vụ kế toán TinLaw xin hướng dẫn các bạn cách lập tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN mới nhất theo thông tư 80/2021/TT-BTC trên phần mềm HTKK. Cùng theo dõi nhé!

Quy định chung về nộp thuế TNDN

Như nhiều bạn đã biết, thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có kỳ tính thuế theo năm. Tuy nhiên, hàng quý doanh nghiệp phải tạm tính ra số tiền thuế tạm nộp rồi cuối năm thực hiện tính toán lại xem cả năm đó doanh nghiệp có phải nộp thuế TNDN hay không.

  • Nếu số tiền đã tạm nộp cả 4 quý nhiều hơn khi quyết toán thì doanh nghiệp đã nộp thừa thuế. Số tiền thuế nộp thừa này có thể bù trừ sang kỳ sau hoặc các bạn làm thủ tục hoàn thuế.

>> Xem thêm: Hướng dẫn nộp hồ sơ hoàn thuế trên hệ thống thuế điện tử eTax

  • Nếu số tiền đã tạm nộp cả 4 quý ít hơn khi quyết toán thuế thì doanh nghiệp nộp thiếu tiền thuế TNDN. Trường hợp này doanh nghiệp phải nộp thêm phần tiền thuế thiếu đó, ngoài ra doanh nghiệp có thể bị tính tiền chậm nộp nếu chênh lệch từ 20% số quyết toán thuế so với số tạm tính thuế.

>> Xem thêm: Cách tính mức phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế

Một số thay đổi chỉ tiêu trên Mẫu 03/TNDN thống tư 80/2021

  • Bỏ chỉ tiêu C7 do không còn mức thuế suất 22%;
  • Bỏ chỉ tiêu về tính tiền chậm nộp;
  • Bổ sung chỉ tiêu kê khai chuyển chi phí lãi vay không được trừ kỳ trước của doanh nghiệp có giao dịch liên kết theo Nghị định số 132;
  • Bổ sung chỉ tiêu miễn, giảm;
  • Bổ sung chỉ tiêu đối với BĐS thu tiền theo tiến độ;
  • Bổ sung chỉ tiêu khai số thuế đã nộp thừa kỳ tính thuế trước chuyển sang, chỉ tiêu khai riêng số thuế đã tạm nộp, số thuế còn phải nộp hoặc nộp thừa đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS có thu tiền theo tiến độ trong các kỳ tính thuế trước và trong năm được quyết toán vào kỳ tính thuế này;
  • Bổ sung chỉ tiêu khai số thuế còn phải nộp của NNT theo quyết toán.

Cách làm tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN

TinLaw sẽ hướng dẫn các bạn cách làm tờ khai TNDN theo mẫu 03/TNDN áp dụng theo mẫu tại thông tư 80/2021/TT-BTC. Lưu ý là chúng ta làm tờ khai quyết toán trên phần mềm HTKK nhé!

>> Nếu chưa biết phần mềm HTKK phiên bản mới nhất hiện nay là bao nhiêu thì có thể tham khảo tại đây: Phần mềm HTKK phiên bản mới nhất

Tổng quan trình tự làm tờ khai quyết toán thuế TNDN trên phần mềm HTKK:

– Bước 1: Chọn mẫu tờ khai và xác định một số thông tin chung

– Bước 2: Hoàn thiện Phụ lục 03-1A/TNDN trước

=> Để phần mềm tự động tổng hợp số liệu lên Chỉ tiêu [A1] trên tờ khai 03/TNDN.

– Bước 3: Làm tờ khai quyết toán 03/TNDN:

– Bước 4: Xác định kết quả kê khai quyết toán TNDN trên tờ khai 03/TNDN:

Kết quả được thể hiện tại chỉ tiêu [G] – Tổng số thuế TNDN còn phải nộp:

+ Nếu chỉ tiêu [G] có kết quả âm => Trong năm DN đã nộp thừa tiền thuế (Theo dõi số tiền này để bù trừ vào kỳ sau).

+ Nếu chỉ tiêu [G] có kết quả dương => Đây là số tiền thuế TNDN còn phải nộp thêm (hạn nộp tiền chính là thời hạn nộp tờ khai QTT TNDN)

Ngoài ra: cần xem xét đến chỉ tiêu [H] và [I] => Nếu chỉ tiêu [I] có phát sinh số tiền dương thì thực hiện kê khai chỉ tiêu [M1] và [M2]

Sau đây, TinLaw sẽ hướng dẫn các bước để lập tờ khai quyết toán thuế TNDN và phụ lục trên HTKK:

Bước 1: Chọn mẫu tờ khai và xác định một số thông tin chung

Các bạn mở phần mềm HTKK lên, chọn “Tờ khai Quyết toán TNDN (03/TNDN) (TTT80/2021)” như ảnh bên dưới.

Chọn tờ khai quyết toán thuế TNDN
Chọn tờ khai quyết toán thuế TNDN (03/TNDN) (TTT80/2021)

Sau đó phần mềm sẽ hiện thị ra Bảng chọn kỳ tính thuế như ảnh:

Các bạn tiến hành chọn:

  • Điền năm quyết toán.

Ví dụ quyết toán thuế cho năm 2021 thì điền vào “Năm 2021”, “Từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2021”

  • Danh mục ngành nghề: Ngành sản xuất, kinh doanh thông thường
  • Chọn phụ lục kê khai: Chúng ta cần chọn 2 phụ lục cơ bản dành cho ngành sản xuất kinh doanh thông thường là:
    • Phụ lục bắt buộc kèm theo là phụ lục: 03-1A/TNDN Kết quả hoạt động sản kinh doanh.
    • Nếu doanh nghiệp bạn lãi và chuyển lỗ thì chọn thêm phụ lục: 03-2A/TNDN Chuyển lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh. (Chọn 03-2A khi năm nay doanh nghiệp lãi và có số lỗ của các năm trước được chuyển)
Chọn mẫu tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN
Chọn mẫu tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN và phụ lục

Chọn xong các bạn ấn “Đồng ý” phần mềm sẽ xuất hiện giao diện của tờ khai quyết toán như sau:

Phần mềm sẽ xuất hiện giao diện của tờ khai quyết toán
Phần mềm sẽ xuất hiện giao diện của tờ khai quyết toán

Sau khi đã mở xong Tờ khai Quyết toán thuế TNDN, các bạn cần lập Phụ lục 03-1A/TNDN trước nhé. Mục đích là để sau khi nhập xong ấn “GHI” phần mềm sẽ tự động tổng hợp số liệu vào Chỉ tiêu A1 trên Tờ khai 03/TNDN.

Bước 2: Cách lập Phụ lục 03-1A/TNDN

Căn cứ số liệu được lấy để đưa vào chỉ tiêu trên phụ lục 03-1A/TNDN:

♦ Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo TT 200 thì lấy tại:

  • Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Báo cáo tài chính: Mẫu B02-DN
  • Sổ chi tiết tài khoản

♦ Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo TT 133 thì lấy tại:

  • Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Báo cáo tài chính: Mẫu B02-DN
  • Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu B09 – DNN. Để lấy số liệu chi tiết cho các khoản giảm trừ doanh thu và chi tiết cho chi phí quản lý kinh doanh gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…
  • Sổ chi tiết tài khoản

Như chúng ta đã biết là thông tư 133 không sử dụng các tài khoản giảm trừ doanh thu 521 như thông tư 200 mà khi có các khoản giảm trừ doanh thu chúng ta sẽ hạch toán luôn vào Nợ 511. Nhưng khi làm BCTC theo TT 133 thì lại phải giải trình rõ về các khoản giảm trừ doanh thu nếu trong năm có phát sinh này tại thuyết minh BCTC nên chúng ta sẽ lấy số liệu ở đây đưa vào.

Chi tiết cách lập phụ lục 03-1A/TNDN: (Chỉ tiêu 01 – 19)

Chỉ tiêu trên phụ lục 03-1A/TNDN
Chỉ tiêu trên phụ lục 03-1A/TNDN

Chỉ tiêu [01] – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là tổng doanh thu phát sinh trong kỳ tính thuế từ cung cấp hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh (chưa có thuế GTGT đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; hoặc có thuế GTGT đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp; bao gồm cả doanh thu xuất khẩu, doanh thu bán cho các doanh nghiệp chế xuất và xuất khẩu tại chỗ) được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán về doanh thu.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh – Mã số 01 tại cột “Số năm nay”.

Chỉ tiêu [02] –  Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu: Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu thu được từ xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ trong kỳ tính thuế của cơ sở kinh doanh (bao gồm cả doanh thu bán cho các doanh nghiệp chế xuất và xuất khẩu tại chỗ).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán chi tiết của tài khoản  “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, phần chi tiết doanh thu bán hàng xuất khẩu trong kỳ tính thuế

Chỉ tiêu [03] – Các khoản giảm trừ doanh thu: Phần mềm từ động tổng hợp từ các chỉ tiêu 04/05/06/07 lên: Chỉ­ tiêu [03] = [04] + [05] + [06] + [07] – Lấy số phát sinh tăng bên Nợ của các TK giảm trừ doanh thu:

Chỉ tiêu [04] – Chiết khấu thương mại: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền chiết khấu thương mại mà cơ sở kinh doanh đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua theo chính sách bán hàng của cơ sở kinh doanh phát sinh trong kỳ tính thuế. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ bên Nợ tài khoản 5211: Chiết khấu thương mại. (Tại sổ chi tiết)

Chỉ tiêu [05] – Giảm giá hàng bán: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền giảm giá hàng bán của cơ sở kinh doanh phát sinh trong kỳ tính thuế. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ bên Nợ tài khoản 5213: giảm giá hàng bán. (Tại sổ chi tiết)

Chỉ tiêu [06] – Giá trị hàng bán bị trả lại: Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị hàng hoá đã bán bị trả lại trong kỳ tính thuế. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ bên Nợ tài khoản 5212: hàng bán bị trả lại. (Tại sổ chi tiết)

Chỉ tiêu [07] – Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với doanh thu phát sinh trong kỳ tính thuế.

Số liệu này tương ứng với luỹ kế số phát sinh bên Có của các Tài khoản 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”, Tài  khoản 3333 “thuế xuất, nhập khẩu” (chi tiết phần thuế xuất khẩu) đối ứng với bên Nợ các tài khoản 511, tài khoản  521 và số phát sinh bên Có tài khoản 3331 “Thuế giá trị gia tăng phải nộp” đối ứng bên Nợ tài khoản 511 trong kỳ tính thuế.

Chỉ tiêu [08] – Doanh thu hoạt động tài chính: Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm lãi tiền vay, lãi tiền gửi, tiền bản quyền, thu nhập từ cho thuê tài sản, cổ tức, lợi nhuận được chia, lãi từ bán ngoại tệ, lãi do chuyển nhượng vốn, hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán và doanh thu từ các hoạt động tài chính khác của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh – Mã số 21 tại cột “Số năm nay”. Số liệu này tương ứng với số phát sinh bên Nợ của tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ tính thuế.

Chỉ tiêu [09] – Chi phí sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: Chỉ tiêu [09] = [10] + [11] + [12]

Chỉ tiêu [10] – Giá vốn hàng bán: Chỉ tiêu này phản ánh giá vốn của hàng hoá, giá thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ tính thuế, chi phí khác được tính vào hoặc làm giảm giá vốn hàng bán trong kỳ tính thuế.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh – Mã số 11 tại cột “Số năm nay”. Số liệu này tương ứng với số phát sinh bên Có của tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ tính thuế.

Chú ý: đối với các cơ sở kinh doanh có các đơn vị hạch toán phụ thuộc nếu chỉ tiêu [01] – Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ – bao gồm cả doanh thu bán hàng nội bộ thì giá vốn hàng bán ở chỉ tiêu này sẽ bao gồm cả chi phí mua hàng nội bộ.

Chỉ tiêu [11] – Chi phí bán hàng: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi phí bán hàng đã kết chuyển cho hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ tính thuế.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh – Mã số 25 tại cột “Số năm nay”. Số liệu này tương ứng với tổng cộng phần phát sinh bên Có tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” đối ứng bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ tính thuế.

Chỉ tiêu [12] – Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi phí quản lý doanh nghiệp đã kết chuyển cho hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ tính thuế.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh – Mã số 26 tại cột “Số năm nay”. Số liệu này tương ứng với tổng cộng số phát sinh bên Có tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” đối ứng bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ tính thuế.

Chú ý: cách làm Chỉ tiêu [11] và  Chỉ tiêu [12] như trên là áp dụng đối với các doanh nghiệp làm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì trên báo cáo kết quả hoạt động sxkd Mẫu B02–DN sẽ có cụ thể 2 chỉ tiêu 25 và 26 tương ứng với chỉ tiêu mã 11 và mã 12.

Nhưng nếu doanh nghiệp các bạn áp dụng theo TT 133 thì trên báo cáo kết quả hoạt động sxkd Mẫu B02–DNN thì chúng ta chỉ có chỉ tiêu 24: Chi phí quản lý kinh doanh

Chỉ tiêu 24 này bao gồm cả chi phí bán hàng (6421) và chi phí quản lý doanh nghiệp (6422). Vì vậy việc lấy số liệu cho Chỉ tiêu [11]  và Chỉ tiêu [12] các bạn căn cứ vào  Số liệu tương ứng với tổng cộng số phát sinh bên Có tài khoản 6421/6422 đối ứng bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ tính thuế.

Chỉ tiêu [13] – Chi phí tài chính: Chỉ tiêu này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính trong kỳ tính thuế bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, khoản lập và hoàn lập dự phòng, giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỉ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh – Mã số 22 tại cột “Số năm nay”. Số liệu này tương ứng với số phát sinh bên Có của tài khoản 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ tài khoản 911″Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ tính thuế.

Chỉ tiêu [14] – Chi phí lãi tiền vay dùng cho SXKD: Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ tính thuế.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh – Mã số 23 tại cột “Số năm nay”.

Chỉ tiêu [15] – Phần mềm tự động tổng hợp:

Chỉ tiêu [15] = [01] – [03] + [08] – [09] – [13], có thể âm

Chỉ tiêu [16] – Thu nhập khác: Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính của cơ sở kinh doanh (đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) và thu nhập từ hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ tính thuế. Các khoản thu nhập khác bao gồm thu từ nhượng, bán, thanh lý tài sản cố định bao gồm cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất quyền thuê đất, thu tiền phạt do các đối tác vi phạm hợp đồng, các khoản tiền thưởng từ khách hàng, quà biếu, quà tặng, các khoản thu nhập của năm trước chưa hạch toán vào thu nhập…

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh – Mã số 31 tại cột “Số năm nay”. Số liệu ở chỉ tiêu này tương ứng với số phát sinh bên Nợ tài khoản 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ tính thuế.

Chỉ tiêu [17] – Chi phí khác: Chỉ tiêu này phản ánh những khoản chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chí phí khác bao gồm cả các khoản chi phí bỏ sót từ những năm trước.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh – Mã số 32 tại cột “Số năm nay”. Số liệu này tương ứng với tổng số phát sinh bên Có tài khoản 811″Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ tính thuế.

Chỉ tiêu [18] – Ch­ tiêu [18] = [16] – [17], có thể âm

Chỉ tiêu [19] = [15] + [18], có thể âm. Chỉ tiêu [19] đưa lên chỉ­ tiêu A1 trên tờ kê khai 03/TNDN, có thể âm.

⇒ Sau khi đã nhập xong số liệu trên Phụ lục 03-1A các bạn bấm “Ghi” để phần mềm Tổng hợp số liệu lên Tờ khai.

Bước 3: Cách lập Tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN

Phần thông tin chung:

Chỉ tiêu [01]: Ghi rõ kỳ tính thuế năm (theo năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch), từ ngày đầu tiên của năm dương lịch/năm tài chính hoặc ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc ngày hợp đồng bắt đầu có hiệu lực (đối với hợp đồng) đến ngày kết thúc năm dương lịch/năm tài chính hoặc ngày chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.

-> Khi kê khai trên ứng dụng, NNT đánh dấu chọn loại kỳ tính thuế là một trong các kỳ tính thuế sau: định kỳ hoặc kỳ tính thuế đầu tiên hoặc kỳ tính thuế cuối cùng để được kê khai theo nội dung tại chỉ tiêu 01 nêu trên.

Chỉ tiêu [04]: NNT chọn ngành nghề có tỷ lệ doanh thu cao nhất từ danh mục mã ngành cấp 2

Chỉ tiêu [05]: NNT kê khai tỷ lệ ngành nghề có tỷ lệ doanh thu cao nhất đã chọn ở chỉ tiêu [04]

Phần thông tin chi tiết:

Lưu ý chung:

Các chỉ tiêu từ B1 – B14 (Nếu có): Các bạn điều chỉnh tăng giảm tổng lợi nhuận trước thuế ở các chỉ tiêu này. Quan trọng nhất là chỉ tiêu B4 – Các khoản chi phí không được trừ.

Chỉ tiêu C4: Xác định thu nhập tính thuế âm hay dương.

  • Nếu C4 âm (giá trị xuất hiện trong ngoặc đơn): Năm nay doanh nghiệp không phải nộp thuế. Chúng ta chỉ cần quan tâm thêm chỉ tiêu [E1] – Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh – Đã Tạm Nộp trong Năm – Nếu trong năm ở các quý các bạn đã tạm tính ra số tiền phải nộp và các bạn đã mang số tiền đó đi nộp thì các bạn đưa số tiền đó vào E1 là xong.
  • Nếu C4 dương: có thu nhập tính thuế dương thì:
    • Nếu các năm trước doanh nghiệp của bạn có số lỗ chưa chuyển hết (5 năm gần nhất) các bạn thực hiện Chuyển lỗ – Việc chuyển lỗ được thực hiện thông qua Phụ lục 03-2A/TNDN để đưa số liệu lên chỉ tiêu C3.
    • Nếu không có số lỗ được chuyển hoặc chuyển lỗ xong mà các bạn vẫn có lãi tức là C4 vẫn dương thì chúng ta đưa giá trị dương ở C4 – Thu nhập tính thuế đó vào C7/C8/C9 theo mức thuế suất mà công ty các bạn áp dụng => là ra số tiền thuế TNDN mà các bạn phải nộp xuất hiện tại chỉ tiêu G. Sau đó các bạn hoàn thiện nốt chỉ tiêu E1 nữa là xong. (ngoài ra quan tâm đến chỉ tiêu H và I).

Chi tiết cách lập các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN:

Sau khi hiểu đại khái cách làm, công ty kế toán thuế TinLaw xin được hướng dẫn các bạn hoàn thiện các chỉ tiêu trong tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN bằng phần mềm HTKK:

Cách lập các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN
Cách lập các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN
  • Chỉ tiêu [A1] – Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế theo quy định của pháp luật về kế toán.

Số liệu trên chỉ tiêu này được lấy từ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể:

  • Đối với NNT thuộc các ngành sản xuất thương mại, dịch vụ: lấy số trên Chỉ tiêu [19] của Phụ lục 03-1A/TNDN.
  • Đối với NNT thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng: lấy số trên Chỉ tiêu [16] của Phụ lục 03-1B/TNDN.
  • Đối với các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: lấy số trên Chỉ tiêu [28] của Phụ lục 03-1C/TNDN.

Chú ý: Chỉ tiêu này không phải nhập mà phần mềm sẽ tự động cập từ bên Phụ lục 03-1A/TNDN. 03-1B/TNDN.03-1C/TNDN sang. (Các bạn phải nhập ở bên PL 03 – 1A, doanh thu, chi phí, các khoản giảm trừ …)

  • Chỉ tiêu [B1] – Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN:

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các điều chỉnh về doanh thu hoặc chi phí được ghi nhận theo chế độ kế toán, nhưng không phù hợp với quy định của Luật thuế TNDN, làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN của cơ sở kinh doanh.

Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng các Chỉ tiêu từ [B2] đến [B7]. Cụ thể:

[B1] = [B2]+[B3]+[B4]+[B5]+[B6]+[B7]

  • Chỉ tiêu [B2] – Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu:

Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến tăng doanh thu tính thuế do sự khác biệt giữa các quy định của pháp luật về kế toán và thuế, bao gồm các khoản được xác định là doanh thu để tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng không được ghi nhận là doanh thu trong kỳ theo quy định của chuẩn mực kế toán về doanh thu.

Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu được chấp nhận theo chế độ kế toán nhưng không được chấp nhận theo qui định của luật thuế.

Lưu ý: Chỉ tiêu B2 và B10 sẽ được ghi tương ứng với nhau.

  • Chỉ tiêu [B3] – Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm:

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tạo ra các khoản doanh thu được ghi nhận là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng được điều chỉnh giảm khi tính thu nhập chịu thuế trong kỳ theo các qui định của Luật thuế TNDN.

Điển hình nhất của các chi phí này là các khoản chi liên quan đến doanh thu đã được đưa vào doanh thu tính thuế của các năm trước (các khoản doanh thu này sẽ được điều chỉnh giảm tương ứng ở chỉ tiêu [B9] – Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước).

Lưu ý: Chỉ tiêu B3 và B9 sẽ được ghi tương ứng với nhau.

  • Chỉ tiêu [B4] – Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN.

>> Xem thêm: Cách hạch toán chi phí không được trừ khi quyết toán thuế TNDN

>> Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán chi phí thuê dịch vụ kế toán vào chi phí được trừ

  • Chỉ tiêu [B5] – Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế TNDN) cơ sở kinh doanh đã nộp ở nước ngoài đối với số thu nhập mà cơ sở nhận được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ ở nước ngoài trong kỳ tính thuế dựa trên các Biên lai và/hoặc chứng từ nộp thuế ở nước ngoài và được lấy từ dòng  “Tổng cộng” tại cột (6) trên Phụ lục 03-4/TNDN kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN.

Cơ sở kinh doanh có các khoản thu nhập nhận được ở nước ngoài chuyển về Việt Nam thì phải xác định lại khoản thu nhập nhận được trước khi nộp thuế tại nước ngoài và xác định số thuế TNDN phải nộp theo Luật thuế TNDN hiện hành của Việt Nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế TNDN để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài là 20%, không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Khi tính thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước  ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần).

Các thu nhập nhận được ở nước ngoài cộng vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam được xác định trên cơ sở thực nhận, cơ sở kinh doanh chỉ hạch toán phần thu nhập thực nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh nên cơ sở kinh doanh phải cộng số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài vào thu nhập chịu thuế và ghi vào chỉ tiêu này.

Ví dụ:

Công ty cổ phần TIN Holdings của Việt Nam đầu tư vào một doanh nghiệp sản xuất ở Thái Lan. Trong năm 2021, Công ty A được nhận một khoản cổ tức tương đương 1.400 triệu đồng. Số thuế thu nhập đã nộp tại Thái Lan đối với số cổ tức này là 600 triệu đồng (thuế suất là 30%).

Trong trường hợp này TIN Holdings sẽ ghi vào chỉ tiêu này số thuế thu nhập đã nộp tại Thái Lan là 600 triệu đồng.

  • Chỉ tiêu [B6] – Điều chỉnh tăng lợi nhuận do xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết:

Chỉ tiêu này phản ánh tăng lợi nhuận do xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết trong trường hợp doanh nghiệp phải xác định giá trị bằng tiền của các khác biệt trọng yếu khi so sánh giữa giao dịch độc lập với giao dịch liên kết hoặc do cơ quan thuế ấn định mức giá được sử dụng để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế khi doanh nghiệp không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ các giao dịch liên kết phát sinh.

  • Chỉ tiêu [B7] – Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế khác:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền của các điều chỉnh khác (chưa được điều chỉnh tại các chỉ tiêu từ [B2] đến [B6]) do sự khác biệt giữa chế độ kế toán và Luật thuế TNDN dẫn đến làm tăng tổng thu nhập trước thuế.

Một số trường hợp điển hình được kê khai vào chỉ tiêu này:

i) Lãi chênh lệch tỉ giá của các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có thời hạn dưới 12 tháng đã thực hiện trong năm tính thuế và được đưa vào thu nhập của năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa đưa vào thu nhập chịu thuế của năm trước (do lãi chênh lệch tỉ giá hối đoái chưa thực hiện của các khoản nợ phải thu, phải trả ngắn hạn không thuộc diện chịu thuế TNDN).

Ví dụ:

Công ty Xxuất khẩu một lô hàng bán trả chậm vào ngày 31/8/2021 với giá trị là 1 triệu đô la Mỹ. Công ty ghi nhận doanh thu bán hàng và một khoản phải thu theo tỉ giá tại ngày giao hàng.

Công ty X nhận được thanh toán vào ngày 31/3/2022. Tỉ giá tại ngày 31/8/2021 là USD 1=VND 21.180, tại ngày 31/12/2021 là USD 1=VND 21.185 và 31/3/2022 là USD 1=VND 21.220

Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, tại thời điểm cuối năm tài chính (31/12/2021) Công ty X phải đánh giá lại khoản phải thu này theo tỉ giá thực tế tại ngày lập Báo cáo tài chính. Do tỉ giá tăng từ VND 21.180/USD lên VND 21.185/USD nên Công ty X có một khoản lãi chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện tại thời điểm 31/12/2021 là 5 triệu đồng. Khoản lãi này được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh, nhưng không phải chịu thuế TNDN vì chưa thực hiện. Do vậy khi tính thuế TNDN cho năm 2021, Công ty X đã điều chỉnh giảm khoản thu nhập này trong thu nhập chịu thuế.

Ngày 31/3/2022 Công ty X nhận được tiền thanh toán. Do tỉ giá lúc này đã tăng từ VND 21.185/USD lên VND 21.220/USD, nên Công ty X có thêm một khoản lãi do chênh lệch tỉ giá là 35 triệu đồng (được tính trên cơ sở so sánh với tỉ giá ngày 31/12/2021)

So với thời điểm bán hàng, Công ty X thu được một khoản lãi là 40 triệu đồng do chênh lệch tỉ giá, nhưng về mặt kế toán do Công ty X đã ghi nhận 5 triệu đồng trong năm 2021 nên Công ty X chỉ ghi nhận tiếp 35 triệu đồng vào thu nhập trong năm 2022.

Về phương diện thuế, do khoản lãi chênh lệch tỉ giá 5 triệu được ghi nhận trong Báo cáo thu nhập của năm 2021 chưa chịu thuế thu nhập vì chưa thực hiện nên trong năm 2022 khi khoản lãi này đã được thực hiện (vì khách hàng đã thanh toán) nên Công ty phải cộng khoản này vào thu nhập chịu thuế. Khoản lãi chênh lệch tỉ giá này sẽ được ghi vào chỉ tiêu này – thể hiện là một khoản tăng doanh thu chịu thuế.

Lưu ý:  Chỉ các khoản lãi phát sinh do chênh lệch tỉ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ trong giai đoạn từ khi phát sinh giao dịch cho đến thời điểm được đánh giá lại mới được ghi vào chỉ tiêu này. Chênh lệch tỉ giá từ khi đánh giá lại cho đến thời điểm thực hiện (thực thanh toán) đã được thể hiện trong Báo cáo Kết quả kinh doanh trong năm nên không được bao gồm trong chỉ tiêu này.

Cơ sở kinh doanh phải thực hiện việc tính toán các khoản lãi đã thực hiện nhưng chưa đưa vào thu nhập chịu thuế của năm trước cho từng khoản nợ phải thu, phải trả ngắn hạn có gốc ngoại tệ được thực hiện trong năm để vào chỉ tiêu này.

ii) Thu nhập thuộc diện chịu thuế TNDN nhưng doanh nghiệp hạch toán trực tiếp vào các quỹ.

  • Chỉ tiêu [B8]: – Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế TNDN:

Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến giảm lợi nhuận trước thuế đã được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: [B8] = [B9]+[B10]+[B11]

  • Chỉ tiêu [B9] – Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước:

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh thu được hạch toán trong Báo cáo Kết quả kinh doanh năm nay của cơ sở kinh doanh nhưng đã đưa vào doanh thu để tính thuế TNDN của các năm trước.

Trường hợp doanh nghiệp bán hàng và đã xuất hoá đơn trong năm trước nhưng giao hàng trong năm sau. Theo chuẩn mực kế toán về doanh thu, cơ sở kinh doanh chỉ ghi nhận doanh thu khi khoản doanh thu đó đã được xác định tương đối chắc chắn.

Tuy nhiên, về doanh thu để xác định thuế TNDN, khi doanh nghiệp đã lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ thì khoản doanh thu này phải được đưa vào để tính thu nhập chịu thuế.

-> Như vậy, đến năm sau khi doanh nghiệp đã giao hàng và đủ điều kiện ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán thì khoản doanh thu bán hàng này mới được ghi nhận doanh thu trên sổ sách kế toán. Tuy nhiên do đã được đưa vào thu nhập chịu thuế của năm trước nên khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN cho năm nay, DN phải điều chỉnh giảm doanh thu chịu thuế một khoản tương ứng.

Lưu ý điều chỉnh giảm chi phí được thực hiện tại chỉ tiêu [B3]

Ví dụ:

Công ty X trong năm 2020 đã ký hợp đồng bán 2 chiếc ô tô với giá trị 350 triệu đồng/chiếc. Công ty đã xuất hoá đơn trong năm 2021 nhưng xe được giao cho khách hàng vào tháng 3 năm 2022. Giá thành sản xuất của 2 chiếc xe này là 300 triệu đồng/chiếc.

Về mặt kế toán, trị giá hai chiếc xe này được ghi nhận là doanh thu trong năm 2022. Tương ứng, giá thành sản xuất của hai chiếc xe này cũng được ghi vào chi phí giá vốn hàng bán trong năm 2022.

Tuy nhiên vì doanh nghiệp đã xuất hoá đơn trong năm 2021 nên theo quy định của Luật thuế TNDN trị giá hai chiếc xe này được coi là doanh thu để tính thuế TNDN của năm 2021.

Vậy Công ty X sẽ phải điều chỉnh giảm doanh thu của 2 chiếc xe này là 700 triệu đồng trong doanh thu tính thuế trên Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN của năm 2022.

=> Vậy Công ty X sẽ ghi phần doanh thu điều chỉnh giảm là 700 triệu đồng vào chỉ tiêu này.

Phần giảm chi phí do điều chỉnh giảm doanh thu được thể hiện tại chỉ tiêu “Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm” – Chỉ tiêu [B3]. 

Lưu ý: Chỉ tiêu B3 và B9 sẽ được ghi tương ứng với nhau.

  • Chỉ tiêu [B10] – Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng:

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí trực tiếp liên quan đến việc tạo ra các khoản doanh thu điều chỉnh tăng đã ghi vào chỉ tiêu [B2] – Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu – của Tờ khai quyết toán thuế TNDN.

Các khoản chi phí được điều chỉnh tại chỉ tiêu này chủ yếu là chi phí giá vốn hàng bán hoặc giá thành sản xuất sản phẩm. Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản chi phí chiết khấu thương mại được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được giảm trừ doanh thu mà được đưa chi phí theo quy định của Luật thuế TNDN.

Lưu ý: Chỉ tiêu B2 và B10 sẽ được ghi tương ứng với nhau.

Lưu ý:

(i)+ Khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN, nếu cơ sở kinh doanh điều chỉnh tăng hay giảm doanh thu thì cơ sở kinh doanh đồng thời phải thực hiện điều chỉnh tăng hay giảm chi phí để đảm bảo nguyên tắc chi phí phải phù hợp với doanh thu.

(ii)+ Khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN, cơ sở kinh doanh phải đối chiếu với tờ khai của các năm trước để xác định các khoản doanh thu nào phát sinh trong năm tài chính hiện tại nhưng đã đưa vào doanh thu tính thuế của năm trước để thực hiện điều chỉnh phù hợp.

  • Chỉ tiêu [B11] – Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản điều chỉnh khác ngoài các khoản điều chỉnh đã nêu tại các chỉ tiêu từ [B9] đến [B10] của Tờ khai quyết toán thuế TNDN dẫn đến giảm lợi nhuận chịu thuế. Các điều chỉnh này có thể bao gồm:

i) Các khoản trích trước vào chi phí năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa được đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế do chưa có đủ hoá đơn chứng từ. Sang năm sau khi các khoản này đã thực chi, cơ sở kinh doanh được quyền đưa các khoản này vào chi phí. Do các chi phí này đã được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước nên không được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm nay. Vì vậy, cơ sở kinh doanh sẽ thực hiện điều chỉnh tăng chi phí để thể hiện các khoản chi này.

ii) Khoản lỗ chênh lệch tỉ giá ngoại tệ (thực hiện trong năm) đã được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa được ghi nhận vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của các năm trước do chưa thực hiện.

Ví dụ:

Công ty X có nhập một lô hàng trả chậm với giá trị 1 triệu Đô la Mỹ. Thời điểm nhận hàng là 1/6/2021. Thời hạn thanh toán là 9 tháng kể từ ngày nhận hàng. Tỉ giá tại thời điểm nhận hàng (1/6/2021) là USD 1= VND 21.030. Tỉ giá tại ngày 31/12/2021 là USD 1=VND 21.185. Công ty X thực hiện thanh toán cho lô hàng này vào ngày 31/3/2022. Tỉ giá tại ngày thanh toán là USD 1=VND 21.220

Theo qui định tại chế độ kế toán hiện hành thì tại thời điểm lập báo cáo tài chính cuối năm, Công ty X phải đánh giá lại khoản nợ ngắn hạn trên theo tỉ giá tại ngày cuối năm. Các khoản lãi/lỗ do đánh giá lại khoản nợ ngắn hạn được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh trong năm.

Khi lập Báo cáo tài chính năm 2021, Công ty X ghi nhận một khoản lỗ chênh lệch tỉ giá do đánh giá lại khoản nợ ngắn hạn trên vào Báo cáo kết quả kinh doanh một khoản là 155 triệu đồng. Khoản lỗ này không được đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế trong năm 2021 do chưa thực hiện và Công ty X đã điều chỉnh giảm chi phí khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm 2022.

Vào ngày 31/3/2022, Công ty X thanh toán khoản nợ này. So với thời điểm nhận hàng (1/6/2021), Công ty X đã phát sinh một khoản lỗ là 190 triệu đồng.

Tuy nhiên do Công ty X đã đánh giá lại khoản nợ vào ngày 31/12/2021 và ghi nhận 155 triệu đồng vào Báo cáo kết quả kinh doanh nên phần lỗ còn lại chưa đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021 chỉ là 35 triệu đồng. Số lỗ này sẽ được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm 2022.

Do khoản lỗ của khoản nợ ngắn hạn đã thực sự phát sinh trong năm 2022 nên Công ty X được đưa các khoản lỗ đó vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế của năm 2022. Khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN cho năm 2022, Công ty X phải điều chỉnh tăng lỗ do chênh lệch tỉ giá hối đoái đối với khoản nợ mua hàng trả chậm là 155 triệu đồng và ghi vào chỉ tiêu này. Số liệu này bằng với số lỗ chênh lệch tỉ giá hối đoái do đánh giá lại số dư của khoản nợ mua hàng trả chậm đã bị loại trừ khi tính thu nhập chịu thuế của năm 2021.

Lưu ý: Chỉ các khoản lỗ phát sinh do chênh lệch tỉ giá trong giai đoạn từ khi phát sinh giao dịch cho đến thời điểm được đánh giá lại mới được ghi vào chỉ tiêu này. Chênh lệch tỉ giá từ khi đánh giá lại cho đến thời điểm thực hiện (thực thanh toán) đã được thể hiện trong Báo cáo kết quả kinh doanh trong năm nên không được bao gồm trong chỉ tiêu này.

Cơ sở kinh doanh phải thực hiện việc tính toán các khoản lỗ đã phát sinh nhưng chưa đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế của năm trước cho từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả ngắn hạn có gốc ngoại tệ được thực hiện trong năm. Số tổng sẽ được ghi vào chỉ tiêu này.

iii) Chi phí khấu hao các tài sản cố định là xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng đã thực hiện trích khấu hao hết theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, tuy nhiên theo Luật thuế TNDN thì doanh nghiệp chỉ được tính vào chi phí được trừ đối với phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá từ 1,6 tỷ đồng trở xuống. Do vậy khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN, cơ sở kinh doanh phải loại trừ phần chi phí trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng để đưa vào chỉ tiêu B11-Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN.

Như vậy trong trường hợp này trên báo cáo kết quả kinh doanh đã thể hiện chi phí trích khấu hao theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, tuy nhiên khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN cơ sở kinh doanh phải loại trừ phần chi phí khấu hao không được trừ khi tính thuế theo quy định của Luật thuế TNDN

iiii) Các khoản thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh liên kết trong nước sau khi đã nộp thuế TNDN.

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thì khoản thu nhập từ lợi nhuận được chia (cổ tức) thu được từ việc sở hữu các cổ phiếu này cũng được loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế. Riêng thu nhập từ việc chuyển nhượng các cổ phiếu sẽ phải cộng vào thu nhập chịu thuế.

iiiii) Các khoản thu nhập khác không phải chịu thuế theo quy định của Chính phủ ví dụ thu nhập từ trái phiếu Chính phủ, công trái …

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ dựa trên sổ kế toán chi tiết của phần thu nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư dài hạn.

Ví dụ:

Công ty X có góp vốn vào một liên doanh, một Hợp đồng hợp tác kinh doanh và đồng thời có đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Trong năm 2020, Công ty X được chia lợi nhuận từ liên doanh là 2 tỉ và từ Hợp đồng hợp tác kinh doanh là 3 tỉ.

Do liên doanh là một pháp nhân độc lập có nghĩa vụ nộp thuế TNDN theo qui định của pháp luật trước khi chi trả lợi nhuận cho chủ đầu tư nên Công ty X sẽ không phải nộp thuế TNDN lần nữa đối với phần lợi nhuận nhận được từ công ty liên doanh.

Hợp đồng Hợp tác kinh doanh không phải là pháp nhân nên các bên đối tác tự chịu trách nhiệm về các khoản thuế đối với phần lợi tức được chia. Do vậy Công ty X sẽ phải nộp thuế thu nhập trên khoản lợi nhuận được chia từ Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Vậy lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế TNDN năm 2020 của Công ty X là 3 tỉ

Công ty X sẽ ghi khoản thu nhập không chịu thuế là 3 tỉ vào chỉ tiêu này để điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế.

  • Chỉ tiêu [B12]- Tổng thu nhập chịu thuế:

Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập chịu thuế TNDN thực hiện được trong kỳ tính thuế chưa trừ số lỗ phát sinh trong các năm trước được chuyển và lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của cơ sở kinh doanh trong năm tài chính.

Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: [B12] = [A1]+[B1]-[B8]

>> Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Chỉ tiêu [B13] – Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản) và chưa trừ chuyển lỗ của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế.

Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: [B13] = [B12]-[B14]

Chú ý: Nếu phần mềm lỗi ko cập nhật Các bạn phải nhập bằng tay vào chỉ tiêu này

  • Chỉ tiêu [B14]: – Thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản (chưa trừ chuyển lỗ năm trước chuyển sang) của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu [09] của Phụ lục 03-5/TNDN.

  • Chỉ tiêu [C1] – Thu nhập chịu thuế:

Chỉ tiêu này bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác và được xác định bằng số liệu trên chỉ tiêu [B13].

  • Chỉ tiêu [C2] – Thu nhập miễn thuế:

Là khoản thu nhập được miễn không tính vào thu nhập tính thuế trong năm theo quy định của Luật thuế TNDN.

>> Xem chi tiết tại đây: Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Chỉ tiêu [C3] – Chuyển lỗ và bù trừ lãi, lỗ:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lỗ từ hoạt động SXKD của các năm trước chuyển sang và số lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản để giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế.

  • Chỉ tiêu [C3a] – Lỗ trừ hoạt động SXKD được chuyển trong kỳ:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lỗ từ hoạt động SXKD của các năm trước chuyển sang để giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế.

Chỉ tiêu này được lấy từ dòng “Tổng cộng” của cột (5) trên Phụ lục 03-2A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN.

Nếu DN bạn năm trước lỗ, năm nay lãi và bạn muốn chuyển lỗ từ năm trước sang thì bạn phải nhập vào PL 03-2A

Lưu ý: Chỉ chuyển lỗ khi năm nay có lãi.

>> Xem chi tiết tại đây: Hướng dẫn làm phụ lục chuyển lỗ 03-2A/TNDN trên HTKK

  • Chỉ tiêu [C3b] – Lỗ từ chuyển nhượng BĐS được bù trừ với lãi của hoạt động SXKD:

Chỉ tiêu này phản ánh số lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản sau khi bù trừ với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, nếu bù trừ không hết thì tiếp tục được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu [11a] trên Phụ lục 03-5/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN.

  • Chỉ tiêu [C4] – Thu nhập tính thuế: Phần mềm tự động cập nhật.

Chỉ tiêu này được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định

Chỉ tiêu này được xác định như sau: [C4] = [C1]-[C2]-[C3a]-[C3b]

  • Chỉ tiêu [C5] – Trích lập quỹ khoa học công nghệ (nếu có):

Phần mềm sẽ tự động cập nhật từ phụ lục 02

Nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ khoa học công nghệ thì các bạn nhập vào phụ lục 02

>> Xem thêm: Quy định về trích lập quỹ khoa học công nghệ

  • Chỉ tiêu [C6] – Thu nhập tính thuế sau khi đã trích lập quỹ khoa học công nghệ:

Là thu nhập tính thuế sau khi đã trừ khoản trích lập quỹ khoa học công nghệ theo quy định và được xác định như sau: [C6] = [C4]-[C5]=[C7]+[C8]+[C9]

  • Chỉ tiêu [C7] – Thu nhập tính thuế tính theo thuế suất 22% (bao gồm cả thu nhập được áp dụng thuế suất ưu đãi):  Thông tư 80 đã bãi bỏ chỉ tiêu này.
  • Chỉ tiêu [C8] – Thu nhập tính thuế tính theo thuế suất 20% (bao gồm cả thu nhập được áp dụng thuế suất ưu đãi):

Là thu nhập tính thuế của các doanh nghiệp (kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng.

Từ ngày 1/1/2016: Hầu như tất cả các DN đều áp dụng thuế suất là 20% (trừ 1 số ngành đặc thù).

>> Xem thêm: Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

>> Xem thêm: Cách xác định thuế suất thuế giá trị gia tăng

Chú ý: Nếu Chỉ tiêu C4 dương (Tức là DN bạn phải nộp thuế) các bạn phải nhập bằng tay số tiền Chỉ tiêu [C4] vào đây (Chỉ tiêu C8).

  • Chỉ tiêu [C9] – Thu nhập tính thuế theo thuế suất không ưu đãi:

Là thu nhập tính thuế từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam hoặc từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không ưu đãi khác.

  • Chỉ tiêu [C9a] – Thuế suất không ưu đãi khác (%):

Chỉ tiêu này phản ánh thuế suất đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) là 50%; Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.

  • Chỉ tiêu [C10] – Thuế TNDN từ hoạt động SXKD tính theo thuế suât không ưu đãi:

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN phát sinh từ hoạt động SXKD được tính theo thuế suât không ưu đãi (chưa trừ số thuế TNDN được miễn, giảm trong kỳ).

Chỉ tiêu này được xác định: C10=(C7 x 22%)+(C8 x 20%)+(C9 x C9a)

  • Chỉ tiêu [C11] – Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng mức thuế suất ưu đãi:

Cơ sở kinh doanh được hưởng các mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, hoặc các mức thuế suất khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ…, thì cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được hưởng thuế suất ưu đãi, mức thuế suất được hưởng, số chênh lệch do được hưởng mức thuế suất khác các mức thuế suất thuế TNDN không ưu đãi nêu trên.

  • Chỉ tiêu [C12] – Thuế TNDN được miễn, giảm trong kỳ:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN được miễn, giảm trong kỳ tính thuế được xác định căn cứ vào điều kiện thực tế cơ sở kinh doanh đang được hưởng miễn, giảm thuế theo quy định và số thuế được miễn, giảm theo Hiệp định.

Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa được hưởng thuế suất ưu đãi vừa được miễn, giảm thuế thì số thuế chênh lệch thuế do áp dụng thuế suất ưu đãi được thể hiện tại chỉ tiêu [C11], số thuế được miễn, giảm được thể hiện tại chỉ tiêu này.

Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được miễn thuế, mức miễn giảm thuế và thời gian miễn giảm thuế theo quy định của Luật thuế TNDN tại các Phụ lục (Phụ lục số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC) và số thuế được miễn, giảm theo Hiệp định; theo Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp được miễn, giảm khác không theo Luật thuế TNDN để điền vào chỉ tiêu này.

Trường hợp cơ sở kinh doanh được miễn, giảm theo quy định tại Luật thuế TNDN thì tổng số thuế TNDN được miễn, giảm thể hiện tại chỉ tiêu [9] trên Phụ lục 03-3A/TNDN, chỉ tiêu [11] trên Phụ lục 03-3B/TNDN, chỉ tiêu [4] trên Phụ lục 03-3C/TNDN.

>> Xem thêm: Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế TNDN

  • Chỉ tiêu [C13] – Số thuế TNDN được miễn, giảm theo Hiệp định:

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN được miễn, giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của nước ký kết hiệp định với Việt Nam.

  • Chỉ tiêu [C14] – Số thuế được miễn, giảm không theo Luật thuế TNDN:

Chỉ tiêu này phải ánh số thuế TNDN được miễn, giảm theo Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp được miễn, giảm khác không theo Luật thuế TNDN.

  • Chỉ tiêu [C15] – Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế:

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được phép giảm trừ vào số thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

  • Chỉ tiêu [C16] – Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh:

Chỉ tiêu này được xác định như sau: [C16] = [C10]-[C11]-[C12]-[C15]

  • Chỉ tiêu [D] – Tổng số thuế TNDN phải nộp:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN phát sinh phải nộp trong kỳ của hoạt động SXKD, hoạt động chuyển nhượng bất động sản và của các hoạt động khác (nếu có).

Chỉ tiêu này được xác định như sau: [D] = [D1]+[D2]+[D3]

  • Chỉ tiêu [D1] – Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh:

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN phát sinh phải nộp của hoạt động SXKD trong kỳ tính thuế và được xác định như sau: [D1]=[C16]

  • Chỉ tiêu [D2] – Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản:

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN phát sinh phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản trong kỳ tính thuế và được xác định căn cứ chỉ tiêu [15] trên Phụ lục 03-5/TNDN kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN.

  • Chỉ tiêu [D3] – Thuế TNDN phải nộp khác (nếu có):

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN phải nộp từ các hoạt động khác ngoài hoạt động SXKD và hoạt động chuyển nhượng bất động sản nêu trên.

Ví dụ: Theo quy định của Luật thuế TNDN thì trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó. Thuế suất thuế TNDN dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ.

-> Doanh nghiệp tự xác định số thuế TNDN tính trên phần thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích để điền vào chỉ tiêu này.

  • Chỉ tiêu [E] – Số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm: Phần mềm sẽ tự động cập nhật

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN còn lại trên chứng từ nộp thuế mà doanh nghiệp đã tạm nộp trong năm sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1 (năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm từ hoạt động SXKD, hoạt động chuyển nhượng bất động sản (có cùng tiểu mục).

Chứng từ nộp thuế được xác định là tạm nộp trong năm nếu doanh nghiệp thực hiện nộp trong năm tài chính và hạn nộp cuối cùng là ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Chỉ tiêu này được xác định như sau: [E]=[E1]+[E2]+[E3]

  • Chỉ tiêu [E1] – Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh:

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN tạm nộp trong năm của hoạt động SXKD, đó là số thuế TNDN còn lại sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1 (năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm từ hoạt động SXKD.

Các chứng từ nộp thuế được tính từ ngày đầu năm tài chính cho đến ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Chú ý: Các bạn phải tính được: Tổng số tiền thuế TNDN mà DN bạn đã tạm nộp trong năm để nhập vào đây.

Ví dụ: Trong năm 2021, TinLaw có các chứng từ nộp thuế TNDN (Phải dựa vào Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước) của hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:

♦ Ngày 20/3/2021, nộp thuế TNDN theo quyết toán thuế năm 2019 là 20 triệu đồng.

♦ Ngày 25/4/2021, nộp thuế TNDN tạm nộp quý I/2020 là 30 triệu đồng.

♦ Ngày 20/7/2021, nộp thuế TNDN tạm nộp quý II/2020 là 45 triệu đồng.

♦ Ngày 22/10/2021, nộp thuế TNDN tạm nộp quý III/2020 là 25 triệu đồng.

♦ Ngày 2/11/2021, nộp thuế TNDN theo quyết định của cơ quan thuế qua thanh tra, kiểm tra là 30 triệu đồng.

♦ Ngày 25/1/2022, nộp thuế TNDN tạm nộp quý IV/2021 là 50 triệu đồng.

=> Vậy số thuế TNDN tạm nộp trong năm 2021 của hoạt động sản xuất kinh doanh để ghi vào chỉ tiêu [E1] được xác định bằng: 30+45+25+50 = 150 triệu đồng.

>> Xem thêm: Cách tính thuế TNDN tạm nộp quý

Chú ý: Tiền thuế TNDN của năm trước, tiền thuế TNDN bị truy thu thì không được ghi vào đây nhé

  • Chỉ tiêu [E2] – Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản:

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN tạm nộp trong năm từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, đó là số thuế TNDN còn lại sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Các chứng từ nộp thuế được tính từ ngày đầu năm tài chính cho đến ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

  • Chỉ tiêu [E3] – Thuế TNDN phải nộp khác (nếu có):

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN tạm nộp trong năm từ các hoạt động khác ngoài hoạt động SXKD và hoạt động chuyển nhượng bất động sản nêu trên sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1 (năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm có cùng tiểu mục.

Kết quả được hiển thị ở chỉ tiêu G – M:

  • Chỉ tiêu [G] – Tổng số thuế TNDN còn phải nộp:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN còn phải nộp trong năm của hoạt động SXKD, hoạt động chuyển nhượng BĐS và hoạt động khác (nếu có).

Chỉ tiêu này được xác định như sau: [G]=[G1]+[G2]+[G3]

  • Chỉ tiêu [G1] – Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh:

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN còn phải nộp của hoạt động SXKD và được xác định bằng số thuế phải nộp trong năm trừ đi số đã tạm nộp trong năm, cụ thể: [G1] = [D1] – [E1].

  • Chỉ tiêu [G2] – Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản:

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN còn phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản và được xác định bằng số thuế phải nộp trong năm trừ đi số đã tạm nộp trong năm, cụ thể: [G2] = [D2] – [E2].

  • Chỉ tiêu [G3] – Thuế TNDN phải nộp khác (nếu có):

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN còn phải nộp từ các hoạt động khác ngoài hoạt động SXKD và hoạt động chuyển nhượng bất động sản nêu trên và được xác định bằng số thuế phải nộp trong năm trừ đi số đã tạm nộp trong năm.

Cụ thể: [G3] = [D3] – [E3].

  • Chỉ tiêu [H] – 20% số thuế TNDN phải nộp:

Chỉ tiêu này được xác định bằng số thuế TNDN phải nộp trong kỳ x tỷ lệ 20%, cụ thể: [H] = [D] x 20%

  • Chỉ tiêu [I] – Chênh lệch giữa số thuế TNDN còn phải nộp với 20% số thuế TNDN phải nộp:

Chỉ tiêu này được xác định như sau: [I] = [G] – [H]

  • Chỉ tiêu [M] – Tiền chậm nộp của khoản chênh lệch từ 20% trở lên đến ngày hết hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN. Trường hợp kê khai quyết toán và nộp thuế theo quyết toán trước thời hạn thì tính đến ngày nộp thuế:
  • Chỉ tiêu [M1] – Số ngày chậm nộp …. ngày, từ ngày … đến ngày…

Số ngày chậm nộp được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

  • Chỉ tiêu [M2] – Số tiền chậm nộp:

Chỉ tiêu này được xác định căn cứ chênh lệch giữa số thuế TNDN còn phải nộp với 20% số thuế TNDN phải nộp để thực hiện tính phạt chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Như vậy, sau khi kê khai xong các bạn chỉ cần quan tâm đến 2 chỉ tiêu đó là: Chỉ tiêu G và I:

  • Chỉ tiêu G:
    • Nếu Chỉ tiêu G mà dương: Đây là số tiền thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp thêm.
    • Nếu Chỉ tiêu G mà âm (giá trị ở trong ngoặc): Đây là số tiền thuế TNDN mà doanh nghiệp nộp thừa. Doanh nghiệp không phải nộp thêm, các bạn có thể làm thủ tục hoàn hoặc chuyển sang kỳ sau.
  • Chỉ tiêu I: Đây là số tiền chênh lệch giữa số thuế TNDN còn phải nộp (ở chỉ tiêu G) với 20% số thuế TNDN phải nộp (ở chỉ tiêu H).
    • Nếu Chỉ tiêu I: Mà âm thì không sao.
    • Nếu Chỉ tiêu I: Mà dương: Thì các bạn sẽ bạn bị phạt chậm nộp số tiền này. Công thức tính số tiền phạt này được thể hiện rõ tại Chỉ tiêu [M]

>> Kết luận: Nếu 2 Chỉ tiêu [G] và Chỉ tiêu [I] mà dương thì các bạn phải cộng tổng số tiền ở 2 chỉ tiêu G và M2 để đi nộp.

Ví dụ:

TinLaw trong năm đã tạm nộp là 150 triệu (có chứng từ nộp tiền). Nhập số tiền này vào Chỉ tiêu E1: 150tr

Nhưng Chỉ tiêu D là: 200tr (Số tiền phải nộp theo tờ khai quyết toán cuối năm)

-> Tức là TinLaw bạn phải nộp thêm 50tr nữa. Số tiền này thể hiện trên Chỉ tiêu G: 50tr

=> Như vậy sẽ xuất hiện Chỉ tiêu H: 200tr x 20% = 40tr (Đây là 20% của số thuế phải nộp theo quyết toán).

=> Xuất hiện Chỉ tiêu I = G – H = 50tr – 40tr = 10tr (Đây là số tiền chênh lệch giữa số thuế TNDN còn phải nộp (ở chỉ tiêu G) với 20% số thuế TNDN phải nộp (ở chỉ tiêu H)

=> Kết luận: TinLaw phải nộp số thuế ở chỉ tiêu G: 50tr.

Đồng thời: TinLaw bị tính tiền chậm nộp đối với số tiền thuế chênh lệch từ 20% trờ lên ở Chỉ tiêu I: 10tr

Số tiền này được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4/2020 (tức ngày 31/1/2021) đến ngày thực nộp tiền thuế TNDN.

-> Số tiền này được tính cụ thể ở Chỉ tiêu M.

Ví dụ: Công ty dự kiến là ngày 5/3/2021 sẽ nộp tiền thuế TNDN (quyết toán). Các bạn nhập ngày này vào Chỉ tiêu M1 -> Sau đó phần mềm sẽ tự tính số tiền chậm nộp:

Phần mềm sẽ tự tính số tiền chậm nộp
Phần mềm sẽ tự tính số tiền chậm nộp

=> Chỉ tiêu M2 = 165.000

=> Như vậy: DN phải nộp 50tr (ở chỉ tiêu G) + 165.000 (ở chỉ tiêu M2)

Số tiền thuế chênh lệch 20% còn lại ở Chỉ tiêu H: = 40tr mà DN chậm nộp thì bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2021) đến ngày thực nộp số thuế này.

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN

Theo thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Như vậy, thời hạn nộp Tờ khai Quyết toán thuế TNDN 2020 là ngày 31/3/2022.

>> Xem thêm: Cách đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử qua mạng

Trên đây là cách lập tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN trên phần mềm HTKK. Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, quý khách vui lòng liên hệ TinLaw để được hướng dẫn, giải đáp chi tiết.

Picture of Chuyên gia Nguyễn Thị Viện
Chuyên gia Nguyễn Thị Viện
Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán - thuế từ năm 2009 đến nay, bà Viện đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực, giúp họ tối ưu hóa quy trình tài chính và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý về thuế.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn