You are here:

Văn phòng đại diện có được mở tài khoản ngân hàng không?

Văn phòng đại diện có được mở tài khoản ngân hàng không?

Thanh toán bằng tài khoản ngân hàng trong nền thị trường hàng hóa đa dạng như hiện nay, vừa mang lại lợi ích thanh toán cho cá nhân người sử dụng, vừa đem lại sự ổn định sự lưu thông tiền tệ của cả nền kinh tế dưới sự quản lý của công nghệ thông tin và bảo mật.

Tuy nhiên, văn phòng đại diện (VPĐD) là cơ quan hoạt động với sự hạn chế về pháp lý rất nhiều so với doanh nghiệp. Vậy văn phòng đại diện có được mở tài khoản ngân hàng không?

1. Cơ sở pháp lý

  • Luật Thương mại số 36/2005 / QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
  • Nghị định số 07/2016 / NĐ-CP.

2. Quyền cơ bản của Văn phòng đại diện

  • VPĐD chỉ được tổ chức các hoạt động theo quy định pháp luật.
  • Được phép đứng ra thuê mặt bằng để thành lập văn phòng đại diện.
  • Mua sắm trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của văn phòng đại diện.
  • Tự do tuyển dụng người lao động theo nhu cầu.
  • Có quyền tạo con dấu và sử dụng con dấu riêng nhưng phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
  • Mở tài khoản bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam, tại các ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng các tài khoản này để hoạt động.

Tóm lại, văn phòng đại diện có được mở tài khoản ngân hàng không? Có lẽ chúng ta đã tìm được đáp án rồi, văn phòng đại diện nước ngoài sẽ không được phép mở tài khoản ngân hàng nhưng có thể ủy quyền cho một người làm chủ tài khoản, hãy tìm hiểu thêm thông tin chức năng văn phòng đại diện để hoạt động của VPĐD diễn ra hiệu quả nhất.

>> Xem thêm: Chức năng hoạt động của văn phòng đại diện

Chi phí văn phòng
VPĐD được mua sắm trang thiết phục vụ cho quá trình hoạt động

3. Quy định về mở tài khoản ngân hàng

Căn cứ Khoản 4 Điều 17 Luật Thương mại năm 2005, quy định về mở tài khoản ngân hàng cho văn phòng đại diện như sau:

  • Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam.
  • Có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
  • Chỉ được sử dụng tài khoản này để thực hiện giao dịch cho các hoạt động tại VPĐD.

4. Quy định về sử dụng tài khoản ngân hàng

Căn cứ theo quy định tại Điều 4, Thông tư 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam:

  • Không cho phép việc trả lương giữa văn phòng đại diện với cá nhân người Việt Nam.
  • Không giao dịch nộp thuế.
  • Được phép trả tiền thuê trụ sở của văn phòng đại diện.
  • Không được chuyển tiền từ nước ngoài vào tài khoản của các cá nhân, tổ chức cho các giao dịch của VPĐD.

>> Xem thêm: Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không?

>> Xem thêm: Nên chọn thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện tại Việt Nam?

Văn phòng đại diện không được giao dịch nộp thuế

Hy vọng những thông tin đã cung cấp sẽ giúp quý khách có những thông tin cần thiết và chính xác nhất về mở tài khoản ngân hàng văn phòng đại diện. Có thể nói, văn phòng đại diện mang rất nhiều chức năng, nhiệm vụ về mặt hành chính, và đóng vai trò hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, hãy liên hệ với công ty luật TinLaw – chuyên cung cấp dịch vụ thành lập văn phòng đại diện, dịch vụ thành lập công ty uy tín để được hỗ trợ nếu quý khách chưa có kinh nghiệm xử lý hồ sơ.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT