Thành lập văn phòng đại diện là nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp, khi muốn mở rộng hoạt động sản xuất cũng như địa bàn hoạt động kinh doanh của mình. Vậy văn phòng đại diện là gì? Văn phòng đại diện có chức năng gì? Hãy cùng dịch vụ làm văn phòng đại diện TinLaw tìm hiểu trong bài viết sau.
Văn phòng đại diện là gì?
Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Chức năng hoạt động của văn phòng đại diện công ty
Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân và được lập ra với chức năng đại diện theo ủy quyền và bảo vệ cho lợi ích của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Thực hiện các chức năng của văn phòng liên lạc
- Được tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng mới, thị trường mới.
Các hoạt động văn phòng đại diện bị cấm
- Cấm văn phòng đại diện tổ chức các hoạt động kinh doanh mua bán tạo ra doanh thu, lợi nhuận.
- Văn phòng đại diện không được nhân danh công ty mẹ thực hiện ký kết tất cả các hợp đồng. Lưu ý: hãy tìm hiểu thêm thông tin về việc VPĐD có được ký hợp đồng không, để hoạt động của VPĐD được diễn ra hiệu quả nhất, mà không vi phạm pháp luật.
- Các hoạt động như: hạch toán kế toán, khai báo thuế, thanh toán tiền lương, thuê nhà,… đều phải do công ty mẹ thực hiện khai báo.
Lưu ý: Các ngành nghề thuộc lĩnh vực du lịch, xây dựng, tư vấn,…không được tổ chức nếu công ty mẹ và văn phòng đại diện cùng nằm trong một tỉnh/thành phố.
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ như sau, để tiến hành thành lập văn phòng đại diện:
- Thông báo về việc doanh nghiệp tiến hành thành lập văn phòng đại diện.
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện (bản sao y).
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người đứng đầu văn phòng đại diện (bản sao y công chứng).
Ngoài ra, tùy theo loại hình doanh nghiệp, hồ sơ cần có thêm những loại giấy tờ như:
Loại hình công ty |
Chuẩn bị hồ sơ |
Cơ quan ban hành |
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên |
|
Hội đồng thành viên lập và ban hành. |
Công ty TNHH một thành viên |
|
Chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty lập và ban hành. |
Công ty cổ phần |
|
Hội đồng quản trị đối lập và ban hành. |
Công ty hợp danh |
|
Thành viên hợp danh lập và ban hành. |
Lưu ý: hồ sơ thành lập văn phòng đại diện được chuẩn bị đầy đủ và hợp lệ theo quy định pháp luật khá phức tạp, đối với quý khách chưa am hiểu pháp lý hoặc kinh nghiệm xử lý hồ sơ, hãy liên hệ với TinLaw để được cung cấp dịch vụ thành lập văn phòng đại diện uy tín nhất.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã nêu trên, doanh nghiệp nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi đặt trụ sở chính.
Doanh nghiệp được thành lập bao nhiêu văn phòng đại diện?
Căn cứ vào khoản 1 điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính. Như vậy, không giới hạn việc thành lập văn phòng đại diện.
Như vậy, chúng ta đã hiểu được chức năng hoạt động của văn phòng đại diện công ty, hãy tìm hiểu thêm thông tin văn phòng đại diện có nộp thuế môn bài không để sớm hoàn tất thủ tục thành lập văn phòng đại diện.
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239