You are here:

Hóa đơn giá trị gia tăng viết sai được xử lý như thế nào?

Hóa đơn giá trị gia tăng viết sai được xử lý như thế nào?

Đối với bộ phận kế toán của công ty, điều tối kỵ nhất là những sai sót liên quan đến hóa đơn. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc đôi khi chúng ta không thể tránh khỏi một hai lần viết sai hóa đơn như sai ngày tháng năm, sai tên công ty, tiền thuế suất, đơn giá… Vậy bạn có biết, hóa đơn giá trị gia tăng viết sai sẽ xử lý như thế nào không?

TinLaw sẽ hướng dẫn cách xử lý khi viết sai hóa đơn GTGT cho nhưng trường hợp thường gặp dưới đây.

Xử lý hóa đơn GTGT viết sai chưa xé khỏi cuống:

Lỗi sai: Trường hợp chưa xé khỏi cuống thì dù là sai gì thì cũng đều xử lý như sau các bạn nhé.

Cách xử lý:

  • Các bạn chỉ cần gạch chéo các liên (Nhớ là phải lưu giữ tại cuống để sau này giải trình với thuế nhé)
  • Xuất lại hóa đơn mới là xong.

Ví dụ: Ngày 03/03/2020 Bộ phận Dịch vụ kế toán của TinLaw xuất hóa đơn cho công ty A nhưng ngay lúc đó phát hiện hóa đơn bị sai số lượng nhưng chưa xé khỏi cuống. Chỉ cần gạch chéo 3 liên (Không xé) và xuất hóa đơn mới cùng ngày là xong.

>> Xem thêm: Nếu mắc 05 lỗi trên hóa đơn dưới đây sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Xử lý hoá đơn viết sai đã xé khỏi cuống

Cách xử lý hoá đơn viết sai đã xé khỏi cuống chia ra 2 trường hợp: Đã xé nhưng chưa giao cho khách hàng và Đã xé cũng đã giao cho khách hàng

Hóa đơn viết sai đã xé nhưng chưa giao cho khách hàng:

Lỗi sai: Lỗi sai nào các bạn cũng xử lý như sau nhé.

Cách xử lý:

  • Kẹp liên 2 đã xé vào vị trí cũ vừa xé.
  • Gạch chéo các liên của hóa đơn viết sai
  • Xuất lại hóa đơn mới là xong.

Chú ý: Trường hợp này xử lý trong cùng 1 ngày nhé, hóa đơn thu hồi và  hóa đơn phải cùng 1 ngày.

VD: Ngày 21/12/2022 Kế toán TinLaw xuất hóa đơn cho Công ty A -> Nhưng ngay lúc đó phát hiện hóa đơn bị sai số tiền đã xé khỏi cuống nhưng chưa giao cho khách hàng.

-> Xử lý: Kẹp liên 2 vừa xé vào chỗ cũ -> Gạch chéo cả 3 liên -> Xuất hóa đơn mới cùng ngày (21/12/2022)

Hóa đơn viết sai đã xé và đã giao cho khách hàng.

  1. Nếu hóa đơn viết sai đã giao cho khách nhưng chưa kê khai

Lỗi sai: Lỗi sai nào các bạn cũng xử lý như sau nhé.

Cách xử lý:

  • Hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai.
  • Biên bản thu hồi hóa đơn phải có chữ ký, đóng dấu xác nhận của 2 bên, ghi rõ lý do thu hồi.
  • Người bán gạch chéo các liên và phải lưu giữ số hóa đơn đã lập sai đó.
  • Xuất lại Hoá đơn mới (đúng). Hai bên dung hóa đơn mới để khai thuế.

VD: Ngày 21/10/2022 Kế toán TinLaw xuất hóa đơn cho Công ty A -> Nhưng đến ngày 2/11/2022 phát hiện hóa đơn bị sai tiền thuế (Chưa kê khai)

-> Xử lý: Lập biên bản thu hồi hóa đơn của ngày 21/10 (Ngày trên biên bản là 2/11) -> Gạch chéo cả 3 liên (kẹp vào vị trí cũ trên quyển hóa đơn) -> Xuất hóa đơn mới vào ngày 2/11.

  1. Nếu hóa đơn viết sai đã kê khai

Nếu hóa đơn viết sai không ảnh hưởng đến số tiền

Các lỗi sai như:

Viết sai ngày tháng, tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, sai tên hàng hóa, sai số lượng, sai đơn vị tính, sai dòng số tiền bằng chữ … (Nói chung là sai không ảnh hưởng đến số tiền và tiền thuế)

Cách xử lý:

  • Lập biên bản điều chỉnh hoá đơn viết sai.
  • Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót:
  • Trên hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ: Nội dung điều chỉnh của hoá đơn số…, ký hiệu…Mẫu hóa đơn điều chỉnh như bên dưới.

VD: Ngày 21/10/2022 Kế toán TinLaw xuất hóa đơn cho Công ty A -> Nhưng đến ngày 2/12/2022 phát hiện hóa đơn bị sai Mã số thuế (Đã kê khai và Tờ khai tháng 10/2022)

-> Xử lý: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn của ngày 21/10 (Ngày trên biên bản là 2/12) -> Xuất hóa đơn điều chỉnh vào ngày 2/12 như sau:

Nếu viết hóa đơn sai không ảnh hưởng đến tiền chỉ cần lập biên bản điều chỉnh hoá đơn viết sai
Nếu không ảnh hưởng đến tiền do bên bán điều chỉnh sai sót

Cách kê khai: Không cần kê khai những hóa đơn điều chỉnh này (Vì không ảnh hưởng gì đến giá trị và tiền thuế) -> Chỉ cần kẹp cùng với hóa đơn cũ và biên bản điều chỉnh để sau này giải trình.

Nếu hóa đơn viết sai ảnh hưởng đến tiền:

Các lỗi sai như:

Sai đơn giá, thuế suất, tiền thuế, tổng tiền …. (Nói chung là sai ảnh hưởng đến số tiền và tiền thuế)

Cách xử lý:

  • Lập biên bản điều chỉnh hoá đơn viết sai.
  • Người bán Lập hoá đơn điều chỉnh sai sót.
  • Trên hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu…

Chú ý: Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

VD: Ngày 21/10/2022 Kế toán TinLaw xuất hóa đơn cho Công ty A -> Nhưng đến ngày 2/12/2022 phát hiện hóa đơn bị sai Thuế suất, Số tiền thuế (Đã kê khai và Tờ khai tháng 10/2018)

-> Xử lý: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn của ngày 21/10 (Ngày trên biên bản là 2/12) -> Xuất hóa đơn điều chỉnh vào ngày 2/12 như sau:

Nếu hóa đơn sai tiền sẽ do người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót
Nếu hóa đơn sai tiền sẽ do người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót

Cách kê khai: Kê khai hoá đơn điều chỉnh đó vào kỳ hiện tại (tháng 12/2022), kê khai như hóa đơn bình thường thôi nhé.

  • Bên bán: kê khai vào chỉ tiêu thuế GTGT: 100.000. Cột doanh thu ghi bằng 0
  • Bên mua: kê khai vào chỉ tiêu thuế GTGT: 100.000. Cột giá trị hàng mua vào ghi bằng 0.

CHÚ Ý: Nếu hóa đơn điều chỉnh giảm:

Cùng ví dụ như trên nhưng là điều chỉnh số tiền thuế, cách viết hóa đơn và kê khai như sau:

Nếu điều chỉnh số tiền thuế, cách viết hóa đơn và kê khai như hình
Nếu điều chỉnh số tiền thuế, cách viết hóa đơn và kê khai như hình

Chú ý: Đối với những hoá đơn điều chỉnh giảm (Tức là phải kê khai giảm số tiền), thì:

  • Người bán: Kê khai âm (-) vào Chỉ tiêu “Thuế GTGT” ghi: -100.000. Cột Doanh thu ghi bằng 0
  • Người mua: ghi âm (-) vào Chỉ tiêu thuế GTGT ghi: -100.000. Cột giá trị mua vào ghi bằng 0.

Nếu trong kỳ có nhiều hóa đơn khác thì sau khi kê khai xong các hóa đơn đó, các bạn lấy số tiền thuế đó trừ đi số tiền thuế trên hóa đơn điều chỉnh.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết hóa đơn giá trị gia tăng – hóa đơn đỏ

Để hiểu rõ hơn và biết cách xử lý các tình huống viết sai hóa đơn GTGT cũng như kê khai thuế, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ kế toán thuế TinLaw để được giải đáp cụ thể.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.