You are here:

Phương pháp khấu trừ và trực tiếp khi tính thuế GTGT có gì giống và khác nhau?

Thuế giá trị gia tăng được tính theo một trong hai phương pháp: Khấu trừ hoặc trực tiếp. Trong bài viết này, dịch vụ kế toán TinLaw xin chia sẻ những điểm giống và khác biệt của phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Mọi người có thể tham khảo để áp dụng lựa chọn hình thức tính thuế tại doanh nghiệp mình.

Căn cứ pháp lý

Điểm giống nhau giữa 2 phương pháp

Giống nhau giữa 2 phương pháp khấu trừ và trực tiếp khi tính thuế GTGT:

  • Kê khai tạm tính và quyết toán thuế TNDN, TNCN
  • Về mẫu biểu chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính.
Phương pháp khấu trừ và trực tiếp khi tính thuế GTGT có nhiều điểm khác biệt
Phương pháp khấu trừ và trực tiếp khi tính thuế GTGT có nhiều điểm khác biệt

Điểm khác biệt giữa phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp

Tiêu chí Phương pháp khấu trừ Phương pháp trực tiếp
Đối tượng áp dụng Phương pháp khấu trừ áp dụng với cơ sở kinh doanh (gồm: Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác) thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, cụ thể:

– Cơ sở kinh doanh đang hoạt động được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế khi đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:

1 – Có doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

2 – Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

– Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

Phương pháp trực tiếp trên doanh thu được áp dụng với các đối tượng sau:

– Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu 01 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ.

– Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo phương pháp khấu trừ.

– Hộ, cá nhân kinh doanh.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Số thuế phải nộp
Thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %
Thuế suất  – tỷ lệ % tính thuế Thuế suất:

Có 03 loại thuế suất áp dụng với từng nhóm hàng hóa, dịch vụ, cụ thể:
Thuế suất 0%;

Thuế suất 5%;

Thuế suất 10% (áp dụng đối với tất cả hàng hóa, dịch vụ, trừ hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, chịu thuế suất 0%, thuế suất 5%).

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT:

Tính theo từng hoạt động cụ thể:

+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Trên đây là những điểm khác biệt giữa phương pháp khấu trừ và trực tiếp khi tính thuế GTGT mà các bạn cần lưu ý. Ở các bài viết sau, TinLaw sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn những khái niệm dễ nhằm lẫn trong kế toán thuế. Hãy cùng đón đọc nhé!

Picture of Nguyễn Viện
Nguyễn Viện
Tốt nghiệp Cử nhân Tài chính - Kế toán, với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán - thuế, đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp tối ưu tài chính và tuân thủ quy định về thuế tại Việt Nam.
Picture of Nguyễn Viện

Nguyễn Viện

Tốt nghiệp Cử nhân Tài chính - Kế toán, với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán - thuế, đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp tối ưu tài chính và tuân thủ quy định về thuế tại Việt Nam.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn