Hiện này, nhu cầu ra nước ngoài lao động ngày càng tăng. Do vậy, nhiều doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động để đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Phụ lục 4 Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2014, do đó doanh nghiệp hoạt động ngành nghề này phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Công ty TinLaw hân hạnh gửi đến quý độc giả những vấn đề pháp lý liên quan cơ bản về lĩnh vực này như sau:
Đối tượng được cấp giấy phép xuất khẩu lao động
Tất cả các doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được cấp Giấy phép xuất khẩu lao động.

Điều kiện được cấp giấy phép xuất khẩu lao động
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài muốn được cấp Giấy phép xuất khẩu lao động phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 8, Điều 9 Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
Điều kiện về vốn pháp định:
Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng (Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 126/2007/NĐ-CP).
Loại hình doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 126/2007/NĐ-CP).
- Doanh nghiệp phải được thành lập hợp pháp và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam;
- Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Doanh nghiệp phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Xây dựng Đề án hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Theo quy định tài Điều 4 Nghị định 126/2007/NĐ-CP)
Đề án hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải thể hiện năng lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đề án bao gồm những nội dung sau đây:
- Tên giao dịch, địa chỉ giao dịch, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn và cơ cấu vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đại diện doanh nghiệp theo ủy quyền, vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp đang hoạt động).
- Phương án tổ chức bộ máy hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Dự kiến thị trường đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, ngành nghề đưa lao động đi, địa bàn tuyển chọn lao động.
- Phương án tuyển chọn người lao động, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài.
- Phương án tài chính để thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Xây dựng phương án tổ chức bộ máy chuyên trách hoạt động xuất khẩu lao động:
Doanh nghiệp phải có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Hiện nay theo quy định (Điều 6 Nghị định 19/2007/QĐ-BLĐTBXH) bộ máy hoạt động xuất khẩu lao động chuyên trách phải có ít nhất 9 người có trình độ từ cao đẳng trở lên, có lý lịch rõ ràng, không có tiền án tiền sự. Có chuyên môn nghiệp vụ thuộc các ngành kinh tế, luật, quản trị nhân lực, tài chính, kế toán.
Người lãnh đạo, điều hành hoạt động xuất khẩu lao động (Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 19/2007/QĐ-BLĐTBXH)
Theo quy định người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có lý lịch rõ ràng, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.
Tiền ký quỹ ( Theo quy định tài Khoản 1 Điều 5 Nghị định 126/2007/NĐ-CP)
Mức tiền ký quỹ là một tỷ đồng. Số tiền kỹ quỹ này sẽ bị phong tỏa trong tài khoản ngân hàng trong suốt quá trình hoạt động xuất khẩu lao động.

Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động (Khoản 1 Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài)
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định;
- Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng;
- đ) Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài)
- Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.
Quy trình nộp và giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động.
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục quản lý lao động nước ngoài Bộ thương binh lao động xã hội.
- Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều 10 của luật này thì Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:
- Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;
- Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b ở trên.
- Trường hợp không cấp Giấy phép xuất khẩu lao động, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.
TinLaw tự hào là đơn vị tư vấn luật uy tín và chất lượng hàng đầu trong việc xin Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như các thủ tục pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của hàng nghìn doanh nghiệp trên khắp các tỉnh thành đất nước. Do đó, nếu quý khách có vướng mắc và cần hỗ trợ vấn đề pháp lý về dịch vụ này, vui lòng liên hệ đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi để được hướng dẫn và giải đáp miễn phí.