You are here:

Sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ không phải là một khái niệm mới nhưng chỉ gần đây vấn đề này mới được các cá nhân cũng như các tổ chức đặc biệt quan tâm. Vậy, sở hữu trí tuệ là gì? Những đối tượng nào được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ? Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua những thông tin sau đây.

Sở hữu trí tuệ là gì?

Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định.

Sở hữu trí tuệ (Intellectual Property) được hiểu là quyền sở hữu những thành quả do trí tuệ con người tạo ra. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền tài sản và nhân thân đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Quyền sở hữu trí tuệ cho phép các công ty tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của họ
Quyền sở hữu trí tuệ cho phép các công ty tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của họ

Đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ

  • Các đối tượng sở hữu trí tuệ mà nhà nước bảo hộ bao gồm:
  • Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu;
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  • Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;
  • Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với vật liệu nhân giống, giống cây trồng mới do mình tạo ra hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Tại sao phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ?

Một sản phẩm mới, không được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ khi gia nhập thị trường mà thu hút khách hàng và thành công thì đều sẽ có nguy cơ bị đối thủ cạnh tranh “ăn cắp bản quyền”, làm ra các sản phẩm giống, tương tự. Lúc này nhà sáng tạo gốc sẽ ít nhiều chịu tác động đến từ những sản phẩm bị “làm lại” đó và có thể bị loại khỏi thị trường nếu sản phẩm của họ không đáp ứng được lợi ích tốt hơn sản phẩm “làm lại” cho người tiêu dùng. Từ đó có thể thấy việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi sản phẩm hay sáng chế của mình.

+ Khuyến khích sự sáng tạo

Khi những sản phẩm của chủ sở hữu được bảo vệ, được tôn trọng sẽ khuyến khích sự sáng tạo, góp phần thúc đẩy họ tạo ra những sản phẩm tốt hơn.

+ Thúc đẩy kinh doanh

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra được một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Không ngừng tạp ra những sản phẩm tốt hơn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

+ Bảo vệ người tiêu dùng

Trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh, người tiêu dùng là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ việc cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau. Giúp họ tránh được những mặt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Bên cạnh đó còn làm đa dạng sự lựa chọn, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

+ Tạo uy tín doanh nghiệp

Để có được một sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình, cá nhân hay tổ chức phải trải qua cả một quá trình. Họ phải bỏ công sức, thời gian và trí tuệ để hoàn thiện sản phẩm. Nhờ vào bảo hộ trí tuệ, doanh nghiệp sẽ bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ của mình từ đó xây dựng được uy tín cho thương hiệu, được nhiều người biết đến và tiêu dùng.

Việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ có vai trò khuyến khích sự sáng tạo
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ để tránh nguy cơ bị ăn cắp chất xám

Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ

Bước 1: Xác định những sản phẩm đăng ký

Cần xác định và phân loại những đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ. Từ đó tối đa được quyền của sản phẩm và đúng theo quy định luật sở hữu trí tuệ 2019.

Bước 2: Xác định cơ quan tiến hành thủ tục hành chính đăng ký sở hữu trí tuệ

Hiện nay, tương ứng với 3 đối tượng đươc bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ sẽ do 3 cơ quan tiến hành thủ tục là:

+ Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền Tác Giả;

+ Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ;

+ Sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

  • Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ áp dụng cho quyền tác giả và quyền liên quan tác giả:
    • Giấy cam đoan của tác giả sáng tác ra tác phẩm;
    • Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm
    • Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả;
    • Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả;
    • Văn bản đồng ý của các tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả;
    • Chứng minh thư nhân dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm
    • 02 bản tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.
    • Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm;
    • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết thành thành lập….
  • Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:
    • Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền;
    • 2 bản tờ khai đăng ký của một trong các đối tượng sau: sáng chế, chỉ dẫn địa lý, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp;
    • 2 bản mô tả sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có), yêu cầu bảo hộ sáng chế;
    • 5 mẫu nhãn hiệu đình kèm với kích thước 8×8 (cm);
    • 2 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo bản chụp sản phẩm đăng ký;
    • 2 bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ;
    • Tài liệu khác liên quan (nếu có).
  • Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ áp dụng cho quyền sở hữu với giống cây trồng:
    • Tờ khai đăng ký theo mẫu;
    • Ảnh chụp và tờ khai kỹ thuật theo mẫu;
    • Các giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên, quyền đăng ký;
    • Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền (nếu đại diện thực hiện thủ tục);
    • Chứng từ nộp phí và lệ phí.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan đăng ký

Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan tiến hành thủ tục hành chính nêu trên phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký.

Bước 5: Theo dõi hồ sơ đăng ký cho đến khi nhận được quyết định cuối cùng về việc đăng ký

Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký sở hữu quyền trí tuệ, hồ sơ sẽ chuyển qua các bước thẩm định khác nhau. Thời gian kiểm định sẽ kéo dài phụ thuộc vào từng đối nhóm đối tượng. Trong quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký, cơ quan thủ tục sẽ thông báo về tiến hành công việc, thông báo thiếu xót,…để kịp thời bổ sung. Do đó, người nộp đơn cần lưu ý thông báo để tránh trường hợp đơn đăng ký bị từ chối đăng ký.

Qua những gì được trình bày trên, chúng ta đã có thể trả lời được câu hỏi “Sở hữu trí tuệ là gì?” và hiểu được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Nếu còn bất kì vướng mắc nào về Sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website hoặc gọi ngay số 1900 633 306 để được giải đáp nhanh nhất.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu TinLaw – hơn 15 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ Luật sư có năng lực chuyên môn, tâm huyết với công việc, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. TinLaw cam kết giúp Doanh nghiệp có được những giải pháp tối ưu, hiệu quả. Đảm bảo mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho quý Doanh nghiệp.

Picture of Nguyễn Nhung
Nguyễn Nhung
Tốt nghiệp Cử nhân Luật, với 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp - Đầu tư, sở hữu kiến thức sâu rộng về pháp luật doanh nghiệp, đầu tư và sở hữu trí tuệ.
Picture of Nguyễn Nhung

Nguyễn Nhung

Tốt nghiệp Cử nhân Luật, với 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp - Đầu tư, sở hữu kiến thức sâu rộng về pháp luật doanh nghiệp, đầu tư và sở hữu trí tuệ.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn