You are here:

Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty con

Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty con

Công ty con là gì? Thành lập công ty con như thế nào? Luật pháp quy định về công ty mẹ và công ty con ra sao? Nếu vẫn còn nhiều băn khoăn, quý khách hãy theo dõi bài viết dưới đây của dịch vụ doanh nghiệp TinLaw nhé!

Công ty con là gì?

Theo Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 thì một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
  • Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
  • Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.”
Thành lập công ty con để làm gì?

Thành lập công ty con để làm gì?

Thành lập công ty con để làm gì, lợi ích khi thành lập công ty con?

Thành lập công ty con mang lại một số lợi ích cụ thể cho doanh nghiệp, ví dụ như:

  • Thành lập công ty con sẽ giúp cho công ty mẹ giảm rủi ro;
  • Giúp công ty mẹ giảm bớt khối lượng công việc trong quá trình hoạt động.
  • Giúp công ty mẹ trong việc quản lý, điều hành, trở nên dễ dàng và độc lập với nhau đối với các ngành nghề hoạt động.
  • Công ty con có thể phát triển mạnh mẽ và giúp cho quá trình hoạt động hiệu quả hơn.
  • Giúp cho việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.

Đặc điểm của công ty con

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về đặc điểm của công ty con như sau:

  • Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
  • Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới.

Hồ sơ thành lập công ty con

Công ty con có thể được thành lập theo các loại hình doanh nghiệp sau căn cứ theo Điều 21 và Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020 về hồ sơ đăng ký quy định:

“Điều 21. Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên.
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.”

“Điều 22. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.”

Thủ tục thành lập công ty con

Quy trình thành lập công ty con bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
  • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
  • Đặt tên công ty
  • Xác định địa chỉ công ty
  • Xác định chủ sở hữu
  • Xác định mức vốn điều lệ
  • Xác định người đại diện theo pháp luật

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ

Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận kết quả

  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét, ra thông báo về việc dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

Bước 4: Làm con dấu và bảng hiệu công ty

Bước 5: Thủ tục sau khi thành lập công ty (mở tài khoản công ty, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu lên cơ quan thuế quản lý, …)

Chi phí thành lập công ty con

– Lệ phí đăng ký doanh nghiệp:

+ Đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh: 50.000 đồng/hồ sơ.

+ Đối với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử: Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

– Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/hồ sơ.

Hy vọng qua bài viết trên, quý khách đã hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập cũng như các khoản lệ phí cần có khi thực hiện thủ tục thành lập công ty con. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, về việc thành lập công ty con, Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài của TinLaw qua thông tin dưới đây nhé!

Tác giả: Lương Nị

Tác giả: Lương Nị

DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT