You are here:

Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu mới được sử dụng nhãn hiệu không?

Chào TinLaw, công ty chúng tôi đang chuẩn bị đưa ra thị trường một sản phẩm dầu dừa mới. Tuy đã có thiết kế nhãn hiệu, logo đầy đủ cho sản phẩm của mình nhưng chúng tôi hơi đắng đo không biết pháp luật có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu mới được sử dụng nhãn hiệu không? Nếu có công ty nào đó có nhãn hiệu giống với chúng tôi và đã đưa ra thị trường trước thì nên xử lý như thế nào?

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu TinLaw chào bạn và cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi về cho chúng tôi. Câu hỏi này cũng là thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp, chúng tôi sẽ có câu trả lời cụ thể trong bài viết dưới đây.

Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu mới được sử dụng nhãn hiệu không?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc đối vơi cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu. Đăng ký nhãn hiệu chỉ là một quyền của cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu của mình và không phải là quy định bắt buộc. Tuy nhiên, có một số nội dung cần lưu ý:

Thứ nhất: Cơ sở để xác lập và phát sinh quyền được bảo hộ đối với nhãn hiệu là chủ nhãn hiệu phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT (trừ trường hợp đối với tên thương mại). Sau khi đảm bảo đủ các điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu theo quy định tại các Điều 72, 73, 74, 75 của Luật Sở hữu trí tuệ và được Cục SHTT cấp  văn bằng bảo hộ, thì cá nhân/tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu hoàn toàn được xác lập toàn bộ quyền bảo hộ của mình đối với nhãn hiệu. Bao gồm: quyền sử dụng, quảng cáo, in ấn nhãn hiệu lên các sản phẩm, nhượng quyền thương mại, nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu, nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cho cá nhân/tổ chức khác…. Nếu phát hiện ra bất kỳ hành vi xâm phạm nào về nhãn hiệu, thương hiệu, chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ngay lập tức được quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia giải quyết và xử phạt.

Đăng ký bảo hộ sản phẩm là không bắt buộc
Đăng ký bảo hộ sản phẩm dầu dừa là không bắt buộc

Thứ hai: Việc đăng ký nhãn hiệu là cần thiết đối với việc để chủ nhãn hiệu xem xét hàng hoá/dịch vụ có gắn nhãn hiệu của mình có bị coi là vi phạm pháp luật Sở hữu trí tuệ hay các quy định pháp luật khác hay không. Bởi trên thực tế có những trường hợp có các nhãn hiệu đã được cá nhân/tổ chức tiến hành đăng ký tại Cục SHTT nhưng không được các chủ đơn này quảng cáo, sử dụng rộng rãi, nên các chủ thể kinh doanh khác không thể biết được nhãn hiệu đó đã được bảo hộ hay chưa. Việc không rõ ràng này dẫn đến sự vi phạm về pháp luật sở hữu trí tuệ của các bên sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được bảo hộ. Do vậy, đã xảy ra những trường hợp chủ thể kinh doanh rõ ràng không biết, không muốn vi phạm pháp luật nhưng vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính về SHTT do sử dụng nhãn hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn với các sản phẩm do bên khác cung cấp.

Tóm lại, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không bắt buộc nhưng phải bảo đảm nhãn hiệu đó “không đụng hàng” với bất kỳ nhãn hiệu nào khác. Nếu lỡ như bạn sử dụng một nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ thì rất có thể sẽ bị chủ sở hữu nhãn hiệu đó thưa kiện và phạt hành chính do vi phạm.

Nếu có công ty nào đó có nhãn hiệu giống và đã đưa ra thị trường trước thì nên xử lý như thế nào?

Đối với trường hợp này, bạn cần xem xét 2 trường hợp: Nhãn hiệu dầu dừa công ty của đối thủ đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay chưa.

Trường hợp 1: Nhãn hiệu công ty đối thủ chưa đăng ký

Khi phát hiện có nhãn hiệu một công ty khác giống với sản phẩm của bạn trước hết hãy tra cứu nó trên website của Cục Sở hữu trí tuệ xem nó đã được đăng ký chưa. Nếu chưa thì bạn hãy nhanh chóng làm đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Chỉ cần đăng ký trước bạn sẽ được ưu tiên về mặt pháp luật và được quyền “độc quyền” nhãn hiệu đó.

Tuy nhiên, nếu sử dụng trùng nhãn hiệu đã đăng ký có thể gặp vấn đề về pháp lý
Nhưng nếu sử dụng trùng nhãn hiệu đã đăng ký có thể gặp vấn đề pháp lý

Trường hợp 2: Nhãn hiệu công ty đối thủ đã đăng ký bảo hộ

Nếu rơi vào trường hợp này thì bạn trước hết hãy dừng tất cả các hoạt động quảng cáo thương hiệu lại để tránh các rủi ro về pháp lý nhé. Tiếp theo là chỉnh sửa lại thiết kế sản phẩm của mình và đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu mới.

Hy vọng với giải đáp của chúng tôi bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu mới được sử dụng nhãn hiệu không?” Với cơ chế thị trường phát triển như hiện nay, cùng với hoạt động xuất nhập khẩu các loại sản phẩm diễn ra vô cùng phổ biến thì lượng hàng hoá với các thương hiệu xuất hiện ngày càng đa dạng và mở rộng hơn. Do đó, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lại là điều cần thiết hơn nữa để bảo vệ được quyền lợi cho các chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Picture of Nguyễn Nhung
Nguyễn Nhung
Tốt nghiệp Cử nhân Luật, với 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp - Đầu tư, sở hữu kiến thức sâu rộng về pháp luật doanh nghiệp, đầu tư và sở hữu trí tuệ.
Picture of Nguyễn Nhung

Nguyễn Nhung

Tốt nghiệp Cử nhân Luật, với 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp - Đầu tư, sở hữu kiến thức sâu rộng về pháp luật doanh nghiệp, đầu tư và sở hữu trí tuệ.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn