You are here:

Thương hiệu nổi tiếng có cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không?

Chào TinLaw, em là sinh viên ngành luật, đang học về Luật sở hữu trí tuệ. Em muốn hỏi nhãn hiệu nổi tiếng có phải đăng ký bảo hộ không? Ví dụ như: Phúc Long, Trung Nguyên…chẳng hạn. Và nếu cần đăng ký nhãn hiệu thì thủ tục như thế nào? Mong nhận được giải đáp.

Chào bạn, đối với câu hỏi “Thương hiệu nổi tiếng có cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không?” cũng là thắc mắc của khá nhiều khách hàng của chúng tôi. Đối với vấn đề này, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của TinLaw xin được giải đáp như sau:

Nhãn hiệu nổi tiếng có phải đăng ký bảo hộ không?

Theo Khoản 42 Mục I Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định: Quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng ký. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể sử dụng các tài liệu quy định tại điểm 42.3 của Thông tư này để chứng minh quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu và chứng minh nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện để được coi là nổi tiếng.

Như vậy, đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì chủ sở hữu nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên, Phúc Long hay thương hiệu nổi tiếng khác không cần làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Thương hiệu nổi tiếng không cần đăng ký nhãn hiệu
Thương hiệu nổi tiếng không cần đăng ký nhãn hiệu

Thủ tục chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng

Nhưng khi chứng minh quyền sở hữu của mình đối với thương hiệu nổi tiếng Trung Nguyên, Phúc Long khi chứng minh bằng những tài liệu, quy định tại Khoản 35 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, cụ thể như sau:

Tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu và chứng minh sự nổi tiếng của nhãn hiệu có thể bao gồm các thông tin về phạm vi, quy mô, mức độ, tính liên tục của việc sử dụng nhãn hiệu, trong đó có thuyết minh về nguồn gốc, lịch sử, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; số lượng quốc gia nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc được thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng; danh mục các loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; phạm vi lãnh thổ mà nhãn hiệu được lưu hành, doanh số bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ; số lượng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được sản xuất, tiêu thụ; giá trị tài sản của nhãn hiệu, giá chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu; đầu tư, chi phí cho quảng cáo, tiếp thị nhãn hiệu, kể cả cho việc tham gia các cuộc triển lãm quốc gia và quốc tế; các vụ việc xâm phạm, tranh chấp và các quyết định, phán quyết của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền; số liệu khảo sát người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng và quảng cáo, tiếp thị; xếp hạng, đánh giá uy tín nhãn hiệu của tổ chức quốc gia, quốc tế, phương tiện thông tin đại chúng; giải thưởng, huy chương mà nhãn hiệu đã đạt được; kết quả giám định của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ.

Nhưng cần có bằng chứng chứng minh quyền sở hữu
Nhưng cần có bằng chứng chứng minh quyền sở hữu

Chúng tôi vừa giải đáp xong câu hỏi “nhãn hiệu nổi tiếng có phải đăng ký bảo hộ không?” và hướng dẫn các bạn thủ tục chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Luật sở hữu trí tuệ hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

Picture of Ls Nguyễn Thị Hồng Nhung
Ls Nguyễn Thị Hồng Nhung
Với 7 năm gắn bó sâu sắc cùng ngành, Luật sư Nhung đã hỗ trợ hiệu quả nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn