You are here:

Tại sao nên thành lập công ty cổ phần? Công ty cổ phần có ưu điểm và nhược điểm gì?

Tại sao nên thành lập công ty cổ phần? Công ty cổ phần có ưu điểm và nhược điểm gì?

Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn rất cao đồng thời có chế đô trách nhiệm hữu hạn, điều này khiến công ty cổ phần trở thành một trong những loại hình doanh nghiệp được đăng ký thành lập nhiều nhất hiện nay. Nhưng tại sao nên thành lập công ty cổ phần?, loại hình này có đặc điểm gì khác khiến các nhà đầu tư lựa chọn?

Công ty cổ phần là gì?

Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Đặc điểm chung

Giống như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần cũng sở hữu những đặc điểm của của 1 doanh nghiệp, như:

  • Là một tổ chức kinh tế;
  • Có tư cách pháp nhân;
  • Được đặt tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch;
  • Được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh.

Ngoài đặc điểm chung, công ty cổ phần cũng có nhiều đặc điểm riêng để phân biệt với các loại hình còn lại. Quý khách có thể tham khảo bài viết Nên chọn thành lập công ty với loại hình doanh nghiệp nào?

Ưu điểm và nhược điểm công ty cổ phần

Ưu điểm

  • Đây là lựa chọn của đa phần các công ty lớn có ít nhất 03 cá nhân hoặc tổ chức góp vốn trở lên, kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi vốn lớn, thực hiện loại hình này có thể huy động vốn dễ dàng và từ nhiều nguồn và đối tượng khác nhau.
  • Chế độ trách nhiệm là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.
  • Khả năng hoạt động rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Cơ cấu vốn hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
  • Khả năng huy động vốn rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.
  • Việc chuyển nhượng vốn là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia CTCP là rất rộng.

Nhược điểm

  • Việc quản lý và điều hành công ty rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
  • Việc thành lập và quản lý công ty cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
Tại sao nên thành lập công ty cổ phần? Công ty cổ phần có ưu điểm và nhược điểm gì?

Tại sao nên thành lập công ty cổ phần? Công ty cổ phần có ưu điểm và nhược điểm gì?

Đặc điểm cơ bản công ty cổ phần

Công ty cổ phần có đặc điểm riêng về người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ, khả năng huy động vốn, cơ cấu tổ chức quản lý. Cụ thể như sau:

1. Về người đại diện theo pháp luật

  • Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực, hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp.
  • Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật
  • Doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
  • Nếu công ty cổ phần có 1 người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Lưu ý: Trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

2. Vốn điều lệ công ty và khả năng huy động vốn

Vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ được chia thành những phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Khi công ty cổ phần đã được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp thì vốn điều lệ sẽ là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua.

>> Xem thêm: Vốn điều lệ thành lập công ty cổ phần mới nhất

So sánh với các loại hình doanh nghiệp khác, thì có thể nói công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có khả năng huy động vốn công ty cao và linh hoạt nhất. Các hình thức huy động vốn của công ty cổ phần là: chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu; chào bán cổ phần riêng lẻ; chào bán cổ phần ra công chúng (theo Khoản 2 Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020)

Công ty cổ phần không bị không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn và được phát hành cổ phần các loại, phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác để huy động vốn. Hơn nữa thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần cũng rất dễ dàng, các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình theo quy định của Luật này.

3. Về thành viên công ty – cổ đông

Cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần thì được gọi là cổ đông. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. Để thành lập công ty, phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập và không giới han số lượng cổ đông góp vốn. Có 3 loại cổ đông:

  • Cổ đông sáng lập: là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần;
  • Cổ đông phổ thông: là người sở hữu cổ phần phổ thông;
  • Cổ đông ưu đãi: là người sở hữu cổ phần ưu đãi.

4. Các loại cổ phần

Theo quy định tại Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần có hai loại cổ phần chính là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Trong cổ phần ưu đãi lại được phân thành:

  • Cổ phần ưu đãi cổ tức;
  • Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
  • Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán

5. Chế độ chịu trách nhiệm.

Chế độ trách nhiệm tài sản của cổ đông công ty cổ phần là chế độ trách nhiệm hữu hạn và tách biệt giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân của cổ đông góp vốn. Tức là:

  • Công ty sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản công ty đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Còn,
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà không ảnh hưởng tới tài sản cá nhân.

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Cổ phần bao gồm:

  • Đại hội đồng cổ đông,
  • Hội đồng quản trị;
  • Giám đốc (Tổng giám đốc);

Lưu ý: đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.

Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết (bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết), là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện.

Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị có không ít hơn ba thành viên, không quá mười một thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty:

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Ban kiểm soát:

Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.

Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.

Tại sao nên thành lập công ty cổ phần?

Dựa vào các đặc điểm, ưu nhược điểm của loại hình này, TinLaw xin giải đáp 5 lý do tại sao nên thành lập công ty cổ phần như sau:

  1. Hình thức góp vốn của công ty cổ phần là linh hoạt nhất. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng khác nhau, cho nhiều nhà đầu tư, góp vốn vào công ty mà không cần phải có sự quen biết từ trước như công ty hợp danh.
  2. Về chế độ trách nhiệm tài sản, nếu như những doanh nghiệp tư nhân làm ăn thua lỗ, mất hết tài sản thì phải chịu trách nhiệm vô hạn về những khoản nợ của mình. Nhưng nếu như chọn thành lập công ty cổ phần, những cổ đông trong công ty chỉ phải chịu khách nhiệm về khoản nợ theo số vốn góp của mình vào công ty. Như vậy, trách nhiệm của các cổ đông trong công ty cổ phần sẽ không quá nặng nề và hạn chế được nhiều rủi ro hơn.
  3. Về vấn đề huy động vốn, công ty cổ phần có khả năng phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại chứng khoán khác. Vì thế mà các công ty này có thể huy động vốn góp một cách dễ dàng. Đây cũng chính là đặc điểm ưu việt nhất.
  4. Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Công ty cổ phần sẽ không bị ràng buộc quá nhiều trong những lĩnh vực kinh doanh. Có nhiều ngành nghề, chỉ có công ty cổ phần mới được thành lập.
  5. Công ty cổ phần được chia làm hai loại chính, bao gồm là cổ phần bắt buộc và cổ phần phổ thông. Cổ phần bắt buộc thì lại bao gồm cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi biểu quyết. Còn cổ phần phổ thông thì việc chuyển nhượng, mua đi bán lại sẽ cực kỳ đơn giản.
  6. Đối với công ty lớn có từ 3 thành viên là cá nhân, tổ chức góp vốn trở lên muốn kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi vốn lớn và có định hướng phát triển đa ngành nghề thì nên ưu tiên lựa chọn thành lập công ty cổ phần. Tuy nhiên cần lưu ý, cơ cấu tổ chức và quản lý của loại hình này phức tạp và có yêu cầu cao hơn các loại hình công ty khác.

Với những chia sẻ trên đây của TinLaw,về loại hình công ty cổ phần và lý do tại sao nên thành công lập ty cổ phần. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc muốn được tư vấn thành lập công ty cổ phần Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.