You are here:

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là 1 trong 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào? Hãy cùng TinLaw tìm hiểu trong bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

Điều kiện chung:

  • Chủ doanh nghiệp: Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên chủ doanh nghiệp tư nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện được nêu tại điều 12 Luật Doanh nghiệp và không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 2, điều 17 Luật Doanh nghiệp.
  • Tên doanh nghiệp tư nhân không bị trùng, không gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trên phạm vi cả nước.
  • Trụ sở: Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng. Được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, quận,huyện,  thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có),
  • Ngành nghề kinh doanh: Đảm bảo có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc pháp luật chuyên ngành;
  • Vốn điều lệ: Được quyền tự lựa chọn mức vốn đối với ngành nghề kinh doanh thông thường. Nhưng đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì phải đảm bảo vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định.

Điều kiện riêng:

  • Do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu.
  • Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ 1 doanh nghiệp tư nhân.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Thủ tục thành lâp doanh nghiệp tư nhân quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020

Thủ tục thành lâp doanh nghiệp tư nhân quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ điều 19 Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  2. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của của chủ doanh nghiệp tư nhân: Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
  3. Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện: Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định); Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

>> Xem chi tiết các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại đây: Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Các bạn có thể thực hiện nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân theo 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Đăng ký trực tiếp:

Các bạn nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân và thanh toán lệ phí trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Đến ngày hẹn, các bạn đem giấy biên nhận theo để nhận kết quả:

  • Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản.

Cách 2: Đăng ký qua mạng điện tử

Để sử dụng dịch vụ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp chủ doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải có tài khoản truy cập.

>> Xem chi tiết tại đây: Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản truy cập Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Trong quá trình đăng ký các bạn cần dùng đến chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh để xác thực hồ sơ. Cụ thể:

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

Các bạn truy cập Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) để thực hiện kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình được hướng dẫn trên website.

>> Xem chi tiết: Hướng dẫn gán chữ ký số công cộng vào tài khoản

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, các bạn sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân qua mail.

Sau 3 ngày làm việc, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

Các bạn thực hiện kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.

>> Xem chi tiết: Hướng dẫn Đăng ký sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh

Sau đó sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

Khi đã hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, các bạn sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mail.

Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các bạn nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.

Khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.

Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử. Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

>> Xem chi tiết: Hướng dẫn cách đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng

Lệ phí thành lập doanh nghiệp tư nhân

  • 50.000 đồng/lần, nộp tại thời điểm nộp hồ sơ nếu đăng ký trực tiếp (Thông tư 47/2019/TT-BTC).
  • Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử, đăng ký thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh (Thông tư 47/2019/TT-BTC).

Ưu nhược điểm doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp;
  • Do chỉ có 1 chủ sở hữu duy nhất nên chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định tất cả các vấn đề của doanh nghiệp;
  • Do chế độ trách nhiệm vô hạn, thành lập doanh nghiệp tư nhân ít bị pháp luật ràng buộc hơn;
  • Bên cạnh đó, chế độ trách nhiệm vô hạn còn giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh;
  • Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tự quyết tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác;
  • So với các loại hình khác, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản.

Nhược điểm

  • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân;
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình nên tính rủi ro khá cao.
  • Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường;
  • Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác;
  • Chủ doanh nghiệp chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Trên đây là thông tin về thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định hiện hành. Nếu vẫn còn thắc mắc vui lòng liên hệ dịch vụ thành lập doanh nghiệp TinLaw theo thông tin bên dưới:

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn