You are here:

Văn phòng đại diện có được ký kết hợp đồng không?

Các doanh nghiệp đang muốn mở rộng kinh doanh ở một tỉnh thành khác, quốc gia khác nhưng chưa chắc chắn việc kinh doanh buôn bán ở đó có thuận lợi không? Trong trường hợp này, doanh nghiệp thường chọn thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại địa phương nơi muốn mở rộng kinh doanh để thăm dò khách hàng và thị trường kinh doanh.

Tuy nhiên, trong quá trình thăm dò này, nếu có khách hàng muốn hợp tác kinh doanh mua bán thì văn phòng đại diện có được ký kết hợp đồng không? Hãy cùng dịch vụ thành  lập công ty TinLaw tìm hiểu trong bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có được ký kết hợp đồng không?

Căn cứ theo điều 17 và 18 Luật 36/2005/QH11 – Luật thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ của văn phòng đại diện như sau:

Điều 17. Quyền của Văn phòng đại diện

  1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
  2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
  3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
  5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Văn phòng đại diện có được mở tài khoản ngân hàng không?

Điều 18. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện

  1. Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
  2. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
  3. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.
  4. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  5. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không được ký kết hợp đồng thương mại và các hoạt động khác mang lại doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên:

  • Trong trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài thì có thể nhân danh doanh nghiệp ký kết hợp đồng mua bán hay các hợp đồng có mục đích sinh lợi khác. Lưu ý: việc ký kết hợp đồng của người đứng đầu Văn phòng đại diện trong trường hợp này là nhân danh công ty, chứ không phải nhân danh Văn phòng đại diện.
  • Ngoài ra các trường hợp không phải là hoạt kinh doanh thương mại như: thuê trụ sở, tuyển dụng lao động, mở tài khoản ngân hàng, mua sắm thiết bị phục vụ cho hoạt động của văn phòng đại diện… (quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17) cũng được phép ký hợp đồng. Các loại hợp đồng này phục vụ cho nhu cầu hoạt động của văn phòng đại diện, không phải là hợp đồng thương mại.
VPĐD được tuyển người lao động làm việc trực tiếp tại VPĐD
VPĐD được tuyển người lao động làm việc trực tiếp tại VPĐD

Văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam có thể ký hợp đồng không?

Căn cứ Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

  1. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, nhìn chung Văn phòng đại diện được lập ra với chức năng: Là một văn phòng trung gian chịu trách nhiệm liên lạc, giao dịch với các đối tác; Thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; Có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của Công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ, đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên,… nhưng không được quyền nhân danh chính mình để ký kết hợp đồng thương mại.

>> Xem thêm: Chức năng hoạt động của văn phòng đại diện

VPĐD hoạt động theo ủy quyền của công ty mẹ
VPĐD hoạt động theo ủy quyền của công ty mẹ

>> Xem thêm: Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không?

Trên đây là thông tin cho câu hỏi văn phòng đại diện có được ký kết hợp đồng không? Mọi thắc mắc liên quan tới thành lập văn phòng đại diện, Quý khách hãy liên hệ tới TinLaw để được tư vấn và hỗ trợ.

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.
Picture of TinLaw

TinLaw

Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn

Form Example