You are here:

Nhãn hiệu là gì? Có bao nhiêu loại nhãn hiệu?

Nhãn hiệu là gì? Có bao nhiêu loại nhãn hiệu?

Hầu hết pháp luật các nước trên thế giới đều đưa ra khái niệm về nhãn hiệu, khái niệm này tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia đó mà dẫn đến sự khác biệt. Tuy vậy, khái niệm về nhãn hiệu vẫn tồn tại yếu tố cơ bản là phải có chức năng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau.

Nhãn hiệu là gì?

Theo điểm khoản 2 điều 1 Luật số 36/2009/QH12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ có đưa ra khái niệm nhãn hiệu như sau “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu và chức năng

Điều kiện được bảo hộ nhãn hiệu nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được thể hiện dưới dạng từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Với chức năng là một công cụ maketing – truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà tổ chức, cá nhân đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó – nhãn hiệu được coi là tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân.

Nhãn hiệu phải đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ sở hữu có toàn quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ.

Phân loại nhãn hiệu

Ngoài quy đinh chung về nhãn hiệu, pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam còn phân ra các loại nhãn hiệu khác nhau theo tính chất:

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Ví dụ: Nhãn hiệu tập thể “Bồn Bồn Cái Nước –Cà Mau”. Sản phẩm này được UBND tỉnh Cà Mau giao cho Hội Nông dân huyện Cái Nước quản lý nhãn hiệu.

Lễ trao giấy chứng nhận nhãn hiệu “Sản phẩm Bồn bồn Cái Nước –Cà Mau”
Lễ trao giấy chứng nhận nhãn hiệu “Sản phẩm Bồn bồn Cái Nước –Cà Mau”

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Ví dụ: Chứng nhận nhãn hiệu “Lúa sạch Thới Bình” dùng cho sản phẩm lúa và dịch vụ từ lúa có nguồn gốc từ huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện được chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận trao quyền cấp và kiểm tra việc sử dụng tem nhãn chứng nhận.

Hình ảnh mẫu tem chứng nhận “Lúa sạch Thới Bình”
Hình ảnh mẫu tem chứng nhận “Lúa sạch Thới Bình”

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Ví dụ: Nhãn hiệu liên kết của tập đoàn Honda.

Hình ảnh nhãn hiệu liên kết của Tập đoàn Honda
Hình ảnh nhãn hiệu liên kết của Tập đoàn Honda

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Một số nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn cầu
Một số nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn cầu

Nhìn chung, nhãn hiệu cho sản phẩm của bạn cũng giống có thể là tên riêng, dấu hiệu, từ ngữ hình ảnh… hoặc sự kết hợp của tất cả các yếu tố. Như vậy, để được bảo hộ, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt, đảm bảo phải được cảm nhận bằng thị giác và không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đang được bảo hộ.

Tư vấn Luật TinLaw xin gửi đến bạn quy định về khái niệm nhãn hiệu trong hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ.  Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý xin để lại thông tin.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT