Người mang hộ chiếu E của Trung Quốc sẽ không được dán visa vào hộ chiếu khi nhập cảnh Việt Nam cũng như không thể xin thẻ tạm trú. Vậy hộ chiếu E của trung quốc là gì? Có cách nào phân biệt hộ chiếu E có đường lưỡi bò và hộ chiếu không có đường lưỡi bò? Thủ tục nhập cảnh cho những trường hợp sử dụng hộ chiếu E như thế nào?
Hãy cùng dịch vụ làm visa cho người nước ngoài tại TinLaw tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Tìm hiểu chung về hộ chiếu Trung Quốc
Hộ chiếu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tiếng Trung :中华人民共和国护照; bính âm : Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó hùzhào ), thường được gọi là hộ chiếu Trung Quốc, là hộ chiếu cấp cho công dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với mục đích đi lại quốc tế và cho phép người mang nó được sự bảo vệ của các cơ quan lãnh sự của Trung Quốc ở nước ngoài.
Điều 3, 4, 5 và 8 của Luật Hộ chiếu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có hiệu lực từ năm 2007, tuyên bố 3 loại hộ chiếu được cấp ở Trung Quốc Đại lục gồm:
- Hộ chiếu phổ thông (普通护照) được cấp cho công dân có ý định ra nước ngoài với mục đích không chính thức, chẳng hạn như định cư ở nước khác, thăm người thân, học tập, làm việc, du lịch hoặc tham gia các hoạt động kinh doanh. Chúng được cấp bởi Cục quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an, các cơ quan đại diện nước ngoài của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoặc các cơ quan đại diện khác ở nước ngoài được Bộ Ngoại giao ủy quyền.
- Hộ chiếu ngoại giao (外交护照) được cấp cho các nhà ngoại giao, lãnh sự và vợ/chồng hoặc con chưa thành niên của họ. Mẫu hộ chiếu này được ban hành bởi Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
- Hộ chiếu công vụ (公务护照) được cấp cho những nhân viên được chính phủ Trung Quốc cử đi làm việc cho các cơ quan đại diện nước ngoài của Trung Quốc, Liên Hợp Quốc hoặc các ủy ban đặc biệt của tổ chức này hoặc các tổ chức quốc tế khác, cũng như vợ/chồng hoặc con chưa thành niên của họ. Chúng được cấp bởi Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện nước ngoài của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các cơ quan đại diện khác ở nước ngoài được Bộ Ngoại giao ủy quyền hoặc Văn phòng Ngoại vụ trực thuộc chính quyền các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương và các thành phố được chia thành các quận được ủy quyền bởi Bộ Ngoại giao.
- Một biến thể đặc biệt của hộ chiếu công vụ, được gọi là hộ chiếu công vụ thông thường (tiếng Trung:公务普通护照), được cấp cho các công chức “lãnh đạo các bộ phận hoặc tương đương” của quận hoặc công ty nhà nước, và nhân viên của các công ty do nhà nước kiểm soát.
Hộ chiếu của các Đặc khu Hành chính Ma Cao và Hồng Kông được cấp và quản lý bởi chính quyền của các khu vực này, do đó không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Hộ chiếu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Sự ra đời của hộ chiếu điện tử Trung Quốc (hộ chiếu E)
Vào ngày 1 tháng 7 năm 2011, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tiến hành thử nghiệm cấp hộ chiếu điện tử cho các cá nhân thay mặt chính phủ Trung Quốc thực hiện các công việc công ở nước ngoài (hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ). Khuôn mặt, dấu vân tay và các đặc điểm sinh trắc học khác của chủ sở hữu hộ chiếu được số hóa và lưu trữ trong chip thông minh, cùng với các thông tin như: tên, giới tính và ảnh cá nhân của chủ sở hữu hộ chiếu, thời hạn hiệu lực của hộ chiếu…
Tiếp đó, Bộ Công an Trung Quốc ra mắt hộ chiếu điện tử phổ thông ngày 15 tháng 5 năm 2012. Kể từ tháng 1 năm 2015, tất cả hộ chiếu mới do Trung Quốc cấp đều là hộ chiếu điện tử, ký hiệu E và hộ chiếu cũ không còn được cấp nữa.
Vậy, hộ chiếu E của Trung Quốc là gì?
Hộ chiếu E hay còn gọi là hộ chiếu điện tử của Trung Quốc, đây là mẫu hộ chiếu mới mà chính phủ Trung Quốc đã cấp cho công dân của mình từ đầu năm 2012. Trên hộ chiếu E được gắn chip siêu nhỏ chứa thông tin sinh trắc học đã được số hóa của người mang hộ chiếu.
Tại Việt Nam, hộ chiếu E của người Trung Quốc được xem là hộ chiếu phi pháp vì có “bản đồ hình lưỡi bò” được in bằng laser rất tinh vi mà mắt thường khó phát hiện được.
Hiện nay, người sử dụng hộ chiếu E làm thủ tục nhập cảnh Việt Nam sẽ không được dán tem visa hoặc không được đóng bất kỳ con dấu nào của Việt Nam lên hộ chiếu của họ.
Thay vào đó, họ sẽ được cấp thị thực rời có giá trị tương đương tem visa. Việc cấp thị thực rời để tạo điều kiện cho người dân Trung Quốc vào Việt Nam để du lịch, làm việc, thăm thân, đầu tư,…
Bên cạnh đó, người Trung Quốc có hộ chiếu E cũng không được cấp tạm trú, họ chỉ có thể lưu trú tại Việt Nam với thời gian ngắn hạn.
>> Xem chi tiết: Thị thực rời là gì?
Người Trung Quốc sử dụng mẫu hộ chiếu cũ không có đường lưỡi bò thì vẫn được dán tem visa khi nhập cảnh hoặc đóng dấu gia hạn mới khi muốn gia hạn visa.
Nội dung trên hộ chiếu E của Trung Quốc
Trong hộ chiếu E, trang dữ liệu cá nhân đã được chuyển sang một tờ giấy riêng và thiết kế của trang dữ liệu cá nhân đã được sửa đổi đáng kể, bổ sung tên đầy đủ của CHND Trung Hoa bằng tiếng Trung giản thể và tiếng Anh ở trên cùng cùng với biểu tượng hộ chiếu điện tử được in bằng mực biến đổi quang học Các chi tiết bao gồm:
Mã hộ chiếu (P)
Mã quốc gia (CHN)
Số hộ chiếu (E########) – bao gồm một chữ cái chỉ loại hộ chiếu (E = hộ chiếu điện tử), theo sau là tám chữ số. Tính đến tháng 4 năm 2017, hơn 100 triệu hộ chiếu sinh trắc học thông thường đã được cấp và số hộ chiếu loại E+8 chữ số cũ đã được sử dụng hết. Vì vậy định dạng số đã được mở rộng bằng cách sử dụng chữ số thứ hai và thay thế bằng các chữ cái tiếng Anh theo thứ tự (trừ I, O) chữ số thứ ba vẫn là chữ số Ả Rập và tổng các chữ số vẫn là 9. Số hộ chiếu mới bắt đầu bằng EA0000001 (hai chữ cái có bảy chữ số). [12]
- Tên (Chữ Hán ở trên, phiên âm Pinyin ở dưới, dấu phẩy ngăn cách họ và tên chỉ bằng Pinyin)
- Giới tính (Nam/Nữ)
- Quốc tịch (Trung Quốc)
- Ngày sinh (DD.MMM.YYYY)
- Nơi sinh (Tỉnh với phiên âm Latinh, hoặc mã quốc gia nếu sinh ra ở nước ngoài, cùng với tên viết tắt tiếng Trung của quốc gia)
- Ngày cấp (DD.MMM.YYYY, tháng phiên âm ra chữ số Ả Rập)
- Nơi cấp (Tỉnh, thành phố của cơ quan ngoại giao/lãnh sự nếu cấp ở nước ngoài)
- Ngày hết hạn sử dụng (DD.MMM.YYYY, tháng phiên âm ra chữ số Ả Rập)
- Cơ quan (“Cục quản lý xuất nhập cảnh quốc gia, PRC” hoặc tên đầy đủ của cơ quan ngoại giao/lãnh sự Trung Quốc,nếu cấp ở Trung Quốc đại lục trước tháng 6 năm 2019 thì có thể là “Cục quản lý xuất nhập cảnh MPS”)
- Chữ ký của người mang hộ chiếu
- Mã có thể đọc được bằng máy
Cách phân biệt hộ chiếu E có lưỡi bò và hộ chiếu không có lưỡi bò
Mặt ngoài của hộ chiếu
Trong ảnh bên trái mặt ngoài của hộ chiếu mới (tức là hộ chiếu E có đường lưỡi bò), bên phải là hộ chiếu cũ.
Mặt trong của hộ chiếu
Hộ chiếu E bổ sung tên đầy đủ của CHND Trung Hoa bằng tiếng Trung giản thể và tiếng Anh ở trên cùng cùng với biểu tượng hộ chiếu điện tử được in bằng mực biến đổi quang học. Với hộ chiếu cũ thì không có chi tiết này.
Số hộ chiếu
Ở mặt phía trong, với hộ chiếu điện tử ký hiệu E thì số hộ chiếu bắt đầu bằng chữ E và theo sau là tám chữ số (E########). Tuy nhiên, hiện nay do số hộ chiếu loại E+8 chữ số cũ đã được sử dụng hết nên định dạng số hộ chiếu đã được mở rộng bằng cách thay thế số đầu tiên (sau chữ E) bằng các chữ cái tiếng Anh (trừ I, O).
Ví dụ:
- Số hộ chiếu E cũ: E00000001
- Số hộ chiếu mới: EA0000001
Hộ chiếu Trung Quốc mẫu cũ có số hộ chiếu bắt đầu bằng chữ G theo sau là tám chữ số (G########).
Chữ ký trên hộ chiếu
Hộ chiếu điện tử, ký hiệu E của Trung Quốc bổ sung thêm chữ ký của người mang hộ chiếu. Trong khi mẫu hộ chiếu G không có.
Hướng dẫn cấp visa cho trường hợp sử dụng hộ chiếu E của Trung Quốc
Như đã đề cập ở phần trên, đối với những trường hợp sử dụng hộ chiếu mới của Trung Quốc để nhập cảnh Việt Nam sẽ không được dán tem visa hay đóng bất kỳ con dấu nào của Việt Nam lên hộ chiếu E của họ. Thay vào đó, họ sẽ được cấp một thị thực rời có giá trị tương đương tem visa và bộ phận làm thủ tục xuất nhập cảnh sẽ đóng dấu nhập cảnh vào chính tờ thị thực rời này.
Để tham khảo chi tiết cách cấp visa cho người Trung Quốc, các bạn xem chi tiết tại đây: Thủ tục xin visa cho công dân Trung Quốc
Câu hỏi thường gặp liên quan thủ tục nhập cảnh Việt Nam cho hộ chiếu E
Hộ chiếu điện tử ký hiệu E của Trung Quốc có được miễn visa Việt Nam không?
Không. Trung Quốc không nằm trong danh sách những quốc gia được Việt Nam miễn thị thực, công dân nước ngày muốn đến Việt Nam bắt buộc phải xin visa. Đối với trường hợp sử dụng hộ chiếu E sẽ được cấp thị thực rời, trường hợp sử dụng hộ chiếu G thì được dán tem visa bình thường.
Hộ chiếu Trung Quốc xếp hạng thứ mấy thế giới?
Theo bảng xếp hạng hộ chiếu 2023 của Henley & Partners thì hộ chiếu Trung Quốc đứng ở hạng 64 với 81 điểm đến là quốc gia, vùng lãnh thổ được miễn thị thực.
>> Xem thêm: Bảng xếp hạng hộ chiếu quyền lực nhất thế giới
Nhà đầu tư nước ngoài sử dụng hộ chiếu in hình lưỡi bò được không?
Theo Điều 26 Luật Đầu tư 2020 thì hồ sơ góp vốn vào tổ chức kinh tế Việt Nam phải gồm bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
Trong khi đó, theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì việc sử dụng hộ chiếu in hình lưỡi bò là hành vi cấu thành việc vi phạm chủ quyền. Và quy định tại khoản 1, Điều 4 Luật Đầu tư 2020 thì hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư và luật khác có liên quan.
Do vậy, nếu giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư là hộ chiếu vi phạm chủ quyền của Việt Nam sẽ không thể làm các thủ tục công chứng hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam.
Nếu nhà đầu tư sử dụng hộ chiếu in hình lưỡi bò sẽ là hồ sơ không hợp pháp để thực hiện thủ tục góp vốn tại Việt Nam.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về hộ chiếu điện tử E có đường lưỡi bò của Trung Quốc. Nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp hoặc muốn được hỗ trợ xin visa Việt Nam cho công dân Trung Quốc, Quý khách vui lòng liên hệ dịch vụ visa cho người nước ngoài của TinLaw để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết.
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239