You are here:

Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh

Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm là một loại văn bản cho phép nhập khẩu văn hóa phẩm từ quốc gia – vùng lãnh thổ khác. Văn hóa phẩm không phải là sản phẩm được nhập khẩu như những loại hàng hóa khác mà phải đáp ứng điều kiện theo quy định của Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch. Sau đây, dịch vụ luật sư TinLaw sẽ hướng dẫn cho Quý khách hàng thực hiện thủ tục xin giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật điện ảnh năm 2022
  • Nghị định 32/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về Quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
  • Nghị định 22/2022/NĐ-CP ngày 25/3/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 32/2012/NĐ-CP
  • Thông tư 07/2012/TT-BVHTTDL hướng dẫn Nghị định 32/2012/NĐ-CP về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành;
  • Thông tư 08/2022/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 07/2012/TT-BVHTTDL 
  • Quyết định 261/QĐ-BVHTTDL năm 2023 quy định trình tự cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao

Văn hóa phẩm là gì?

Văn hóa phẩm là những sản phẩm văn hóa đáp ứng cho đời sống tinh thần cho mỗi cá nhân. Văn hóa phẩm có thể được Khách hàng sử dụng sử dụng riêng, biếu, tặng, thừa kế, triển lãm, dự thi, hợp tác trao đổi, hội thảo, liên hoan, viện trợ, phổ biến hoặc các mục đích khác không mang tính thương mại thu lợi nhuận.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 32/2012/NĐ-CP định nghĩa về văn hóa phẩm, văn hóa phẩm được chia thành 03 nhóm sản phẩm: 

  • Nhóm thứ nhất: Các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim, băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh;

Trong nhóm sản phẩm này không bao gồm các phần mềm tin học thông thường như đĩa cài đặt chương trình xử lý dữ liệu văn phòng, diệt virus, vận hành hệ thống.

Đồng thời các loại phim quy định tại nhóm thứ nhất, các loại phim là Phim để chiếu, phát sóng, làm mẫu giới thiệu, trình Hội đồng duyệt, phổ biến, phát hành theo quy định của pháp luật trên các hệ thống rạp, hệ thống truyền hình trong toàn quốc hoặc trên địa bàn từ hai địa phương trở lên. 

  • Nhóm thứ hai: Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh;
  • Nhóm thứ ba: Di sản văn hóa vật thể và các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể.
Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm được cấp bởi cơ quan nào?

Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm được cấp bởi cơ quan nào?

Cơ quan nào cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm?

Tùy thuộc vào nhóm văn hóa phẩm mà Cơ quan thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch sẽ là cơ quan cấp phép đối với việc nhập khẩu văn hóa phẩm. Cụ thể như sau: 

  • Bộ văn hóa – Thể thao và Du lịch sẽ được cấp phép đối với việc nhập khẩu các Văn hóa phẩm sau
  • Văn hóa phẩm để trao đổi hợp tác, viện trợ; tham gia triển lãm, dự thi, liên hoan ở cấp quốc gia.
  • Phim điện ảnh, phim truyền hình để phổ biến, phát hành theo quy định của pháp luật trong toàn quốc hoặc trên địa bàn hai địa phương trở lên;
  • Di vật, cổ vật để triển lãm hoặc trưng bày trong bảo tàng: Cục Di sản văn hóa
  • Văn hóa phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Nghị định này để phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ hoặc nghiên cứu của các Bộ, ngành ở Trung ương, sau khi xin ý kiến bằng văn bản của Bộ, ngành có liên quan.
  • Văn hóa phẩm để sử dụng hoặc các mục đích khác trong toàn quốc hoặc trên địa bàn nhiều địa phương khác nhau.

Tuy nhiên, có một lưu ý là đối với các văn hóa phẩm thuộc thẩm quyền cấp phép nhập khẩu của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, thì tùy vào loại hình văn hóa phẩm mà cơ quan chuyên môn của Bộ sẽ là nơi tiếp nhận hồ sơ, như Cục Di sản văn hóa, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Cục Điện ảnh, …

Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cấp phép nhập khẩu đối với các Văn hóa phẩm sau: 

  • Văn hóa phẩm để phục vụ công việc của cá nhân, tổ chức tại địa phương;
  • Văn hóa phẩm là quà biếu, tặng có giá trị vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật;
  • Văn hóa phẩm để tham gia triển lãm, tham dự các cuộc thi, liên hoan; lưu hành, phổ biến tại địa phương;
  • Văn hóa phẩm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền cấp giấy phép;
  • Di vật, cổ vật của cá nhân, tổ chức tại địa phương.

Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm

Quy trình, thủ tục đối với việc cấp giấy phép nhập khẩu Văn hóa phẩm như sau: 

  • Bước 1: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu nhập khẩu Văn hóa phẩm chuẩn bị một bộ hồ sơ tại Mục 5. 
  • Bước 2: Khách hàng cần xác định Văn hóa phẩm của mình thuộc thẩm quyền cấp phép của cơ quan nhà nước nào, và nộp bộ hồ sơ nói trên tại cơ quan bằng hai hình thức: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. 
  • Bước 3: Cơ quan nhà nước tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ sẽ yêu cầu bổ sung. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, viết giấy biên nhận và hẹn thời gian trả giấy phép. 
  • Bước 4: Cơ quan nhà nước xem xét và cấp giấy phép trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản từ chối về việc không cấp giấy phép. 

Thời gian để trả lời hồ sơ là 02 ngày, đối với một số trường hợp đặc biệt cần xin ý kiến của Bộ thì thời gian có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 12 ngày. 

Lưu ý: Đối với văn hóa phẩm là phim: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải cấp giấy phép

Tham khảo thêm thông tin chung về xuất nhập khẩu hàng hóa: Hồ sơ, quy định xin giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa

Hồ sơ giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm

Quý khách hàng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau đây để nộp đến Cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm (mẫu đơn ký hiệu BM.NK ban hành kèm theo Thông tư số 22/2018/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh).
  2. Giấy chứng nhận bản quyền tác giả; hợp đồng; bản dịch tóm tắt bằng tiếng Việt nội dung phim và văn bản cam kết chịu trách nhiệm về nội dung phim nhập khẩu không vi phạm quy định của pháp luật; giấy ủy quyền; chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật;
  3. Bản sao vận đơn hoặc giấy báo nhận hàng (nếu có).

Các thủ tục liên quan đến giấy phép xuất nhập khẩu văn hóa phẩm tương đối đơn giản và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình này, nếu Quý khách cần bất kỳ sự hỗ trợ nào, hãy liên hệ với TinLaw qua các hình thức sau:

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn