Chào TinLaw, tôi đang làm việc cho một xưởng may ở Bình Dương. Đợt lễ vừa rồi công ty bắt ép nhân viên chúng tôi ở lại làm việc nhưng đa số mọi người không đồng ý, vì hầu hết nhân viên đã có kế hoạch về quê vào dịp này. Công ty tôi làm như vậy là đang vi phạm pháp luật. Xin cho tôi biết trường hợp này, công ty ép nhân viên đi làm ngày nghỉ lễ, Tết bị phạt ra sao? Và người lao động cúng tôi phải làm gì?
Chào anh/chị, TinLaw đã nhận được thắc mắc và xin giải đáp vấn đề “Công ty ép nhân viên đi làm ngày nghỉ lễ, Tết bị phạt ra sao? Người lao động phải làm gì?” như sau:
Những ngày lễ, Tết được nghỉ và hưởng nguyên lương
Trước hết, theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết sau đây:
- Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy: Vào các ngày nghỉ lễ, tết trên đây, người lao động được nghỉ làm nhưng vẫn được hưởng nguyên lương. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền lương cho người lao động trong những ngày này.

Những điều kiện để người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 106 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Được sự đồng ý của người lao động;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
- Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
- Trường hợp sử dụng người lao động làm thêm giờ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2012.
Như vậy: Người sử dụng lao động có thể huy động người lao động làm việc vào các ngày nghỉ lễ, Tết nhưng phải được người lao động đồng ý, ngoài ra, còn phải đáp ứng các điều kiện khác được quy định tại Khoản 2 Điều 106 Bộ luật lao động 2012. Khi sử dụng người lao động làm việc vào các ngày nghỉ lễ, tết, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lương cho người lao động theo quy định tại Điểm c Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 97 Bộ luật lao động 2012.
Do đó: Trường hợp người lao động không đồng ý làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết mà người sử dụng lao động có hành vi bắt ép, ép buộc người lao động dưới mọi hình thức là vi phạm pháp luật (ở đây là hành vi vi phạm quy định về ngày nghỉ lễ, tết) và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Hình thức xử phạt người sử dụng lao động ép nhân viên làm việc ngày lễ, Tết
Theo đó, Theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì phạt tiền người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về nghỉ lễ, Tết theo các mức sau đây:
- Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
- Trường hợp người sử dụng lao động huy động người lao động làm việc quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết thì bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, còn có thể bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
Như vậy, trường hợp hợp công ty ép người lao động làm việc vào ngày nghỉ tết khi không có sự đồng ý của người lao động là vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ tết. Do đó, người lao động của công ty có thể khiếu nại lên ban giám đốc công ty để được giải quyết, trường hợp ban giám đốc công ty không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì người lao động có thể khiếu nại lần hai đến Chánh thanh tra lao động để được giải quyết.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề Công ty ép nhân viên đi làm ngày nghỉ lễ, Tết bị phạt ra sao? Nếu vẫn còn điểm chưa rõ hay thắc mắc những vấn đề khác, vui lòng liên hệ dịch vụ kế toán TinLaw để được hướng dẫn chi tiết.

Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239