Mỗi kiểu dáng công nghiệp mới được ra đời là kết quả của sự sáng tạo và là tài sản hết sức có giá trị. Vì thế, để có thể khai thác lợi nhuận từ sản phẩm trí tuệ của mình cũng như bảo vệ nó trước nguy cơ bị “sao chép”, “ăn cắp bản quyền” từ các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp, chủ sở hữu phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp nhằm xác lập quyền sở hữu càng sớm càng tốt đối với tài sản hết sức quý giá này.
Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng như tìm hiểu tổng thể các điều kiện, cách thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam. Tư vấn luật TinLaw xin hướng dẫn trong bài viết sau.
Đăng ký kiểu dáng sản phẩm là gì?
Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc là sự kết hợp của các yêu tố này. Ví dụ: hình dáng bên ngoài của chiếc ghế, bình nước; các kiểu dáng công nghiệp khác nhau của xe ô tô, xe máy…
Kiểu dáng sản phẩm chỉ phát sinh quyền khi đã được đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại cơ quan chức năng. Cụ thể hơn, chính là việc chủ sở hữu tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT để được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng.
Từ đó, kiểu dáng công nghiệp là một và duy nhất, được pháp luật bảo hộ về tính toàn vẹn, sáng tạo và cạnh tranh đối với kiểu dáng công nghiệp khác.
9 lý do vì sao cần đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Xác lập quyền sở hữu, độc quyền khai thác sử dụng, kinh doanh KDCN
- Được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu
- Có quyền chuyển giao công nghệ trên cơ sở thu phí sử dụng
- Được quyền liên kết với bên khác, ứng dụng sáng chế vào sản xuất để thu lợi nhuận
- Làm tăng giá trị doanh nghiệp khi mua bán, sát nhập doanh nghiệp
- Duy trì được vị thế cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại trên thị trường
- Giúp khách hàng phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ
- Nâng cao niềm tin và lòng trung thành người tiêu dùng đối với sản phẩm
- Đăng ký một lần sử dụng đến 15 năm
Ai sẽ có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Có một sự thật là, đôi khi người sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp lại không phải là người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Nghe có vẻ phi lý đúng không nào? Nhưng thực chất điều này lại không hề sai quy định pháp luật.
Cụ thể, tại Điều 86 văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định các đối tượng được đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
- Tác giả đã sáng tạo ra KDCN bằng công sức và chi phí của mình;
- Cá nhân/tổ chức đầu tư kinh phí cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc;
- KDCN được tạo ra do nhà nước đầu tư toàn bộ phương tiện vật chất kỹ thuật, kinh phí thì nhà nước có quyền đăng ký;
- Nếu nhiều cá nhân/tổ chức góp kinh phí, phương tiện vật chất thì các cá nhân/tổ chức này cũng có quyền đăng ký khi được tất cả các cá nhân khác đồng ý;
- Các cá nhân/tổ chức khác được người có quyền đăng ký chuyển giao quyền đăng ký dưới hình thức hợp đồng hoặc thừa kế theo quy định pháp luật.
Các đối tượng thuộc một trong các trường hợp trên có quyền để tiến hành nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Thêm nữa, không phải sản phẩm có kiểu dáng mới nào được tạo ra cũng sẽ được cấp quyền bảo hộ. trước khi nộp đơn đăng ký chủ sở hữu cần lưu ý xem kiểu dáng công nghiệp đáp ứng đủ 3 điều kiện dưới đây hay chưa:
Điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm
- Phải có tính mới (kiểu dáng mới so với thế giới và so với chính sản phẩm cùng loại)
- Phải có tính sáng tạo, không thể tạo ra một cách dễ dàng với người có hiểu biết trung bình
- Phải có khả năng áp dụng công nghiệp, có thể làm mẫu chế tạo hàng loạt…
Ngoài ra, những đặc điểm sau đây cũng làm kiểu dáng công nghiệp không đủ tư cách bảo hộ:
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có: Rãnh óc vít, hình dáng sợ xích…
- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm: Hình dáng bên trong của động cơ
- Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp: Hình dáng của ngôi nhà, tượng đài…
Qua kinh nghiệm tư vấn cho khách hàng, TinLaw nhận thấy đôi khi chính những điều kiện này khiến việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp trở nên khó khăn hơn. Do không nắm rõ quy định, nên hầu hết các doanh nghiệp áp dụng kiểu dáng công nghiệp vào sản xuất rồi mới nghĩ đến việc đăng ký với cơ quan chức năng. Trong khi đó Luật Sở hữu trí tuệ lại có điều kiện yêu cầu doanh nghiệp muốn được cấp bằng bảo hộ độc quyền phải giữ bảo mật và làm thủ tục đăng ký trước khi đưa kiểu dáng vào sản xuất hoặc chưa bán sản phẩm chứa kiểu dáng trên thị trường. Bởi thế, những quy định pháp luật nhiều lúc lại trở thành “rào cản” của doanh nghiệp.
Lấy một ví dụ điển hình là vụ việc liên quan đến chiếc iPhone 5 đình đám của Apple, khi mà những bản mô tả chi tiết về kiểu dáng, cách thiết kế của chiếc smartphone này bị rò rỉ ra ngoài thị trường khi chưa được công bố chính thức. Kết quả là công nghệ bắt chước đạt đến đỉnh cao khi một công ty Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông đã cho ra lò một mẫu smartphone có tên Goophone i5, với vẻ ngoài giống hệt những chi tiết thiết kế bị rò rỉ của iPhone 5. Thậm chí sau khi chiếc iPhone 5 được công bố chính thức, công ty này còn tuyên bố sẽ kiện Apple nếu Apple ra mắt iPhone 5 thật ở Trung Quốc. Công ty này cho rằng họ đã giới thiệu Goophone i5 ở Trung Quốc trước, nên việc Apple iPhone 5 xuất hiện ở Trung Quốc sẽ vi phạm “bằng sáng chế” của họ, gây thiệt hại cho doanh thu Goophone i5.
Thực tế cho thấy, chủ sở hữu còn gặp nhiều khó khăn khác nữa khi tự đăng ký bảo hộ KDCN
- Không biết liệu kiểu dáng muốn đăng ký có ai đã đăng ký chưa
- Liệu sản phẩm này có có thuộc danh mục đối tượng không được bảo hộ
- Thủ tục đăng ký rất đặc thù, cần người có chuyên môn về luật hỗ trợ
- Không biết mức phí phải nộp tương ứng với bộ hồ sơ là bao nhiêu
- Chủ thể nộp hồ sơ không biết cơ quan tiếp nhận và xử lí
- Nhiều trường hợp ở xa không thuận tiện đi lại
- Khó khăn khi người đăng ký không nắm rõ các công văn trả lời
- Nhiều quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ chưa hợp lý với thực tiễn
Thay vì phải tự mình đi “gõ cửa” để xin đăng ký kiểu dáng công nghiệp từ Cục Sở Hữu Trí Tuệ. Chủ sở hữu, doanh nghiệp cần chọn cho mình dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp uy tín để thay mình thực hiện thủ tục “khó nhằn” này.
Thấu hiểu được những khúc mắc khách hàng thường gặp, dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trọn gói của TinLaw đã ra đời và trở thành giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp, tác giả thiết kế kiểu dáng sản phẩm.
Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp được TinLaw hỗ trợ thực hiện chi tiết như sau:
Bước 1: Xác định sản phẩm đăng ký có thuộc phạm vi bảo hộ hay không
Bước 2: Phân loại và tra cứu kiểu dáng đã có đơn vị khác đăng ký hay chưa
Bước 3: Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
- Viết tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Hỗ trợ viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
- Khách hàng cung cấp ảnh chụp/vẽ kiểu dáng công nghiệp
- Làm giấy uỷ quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Tổng hợp chứng từ lệ phí khi nộp đơn đăng ký
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu
- ….
Bước 4: Nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Bước 5: Theo dõi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Bước 6: Nhận quyết định cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Bước 7: Nộp phí cấp văn bằng và nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của TinLaw cam kết
- Cam kết 100% khách hàng được cấp văn bằng chứng nhận đăng ký KDCN
- Báo giá trọn gói và không phát sinh chi phí
- Chỉ cần ngồi tại nhà mà không cần đến cơ quan nhà nước
- Miễn phí giao nhận giấy chứng nhận tận nơi
- Hỗ trợ từ A đến Z – Tiết kiệm 60% chi phí, thời gian
- Tư vấn, hỗ trợ gia hạn văn bằng khi hết hạn
Với hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm. Hơn ai hết chúng tôi hiểu rằng, khách hàng đang cần một đơn vị tư vấn uy tín, cam kết và mang đến các giải pháp tối đa hóa lợi ích. Và công ty TinLaw tin rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu của quý khách.
Ngoài ra, chúng tôi còn đảm nhận toàn bộ các dịch vụ Sở hữu trí tuệ khác như: Đăng ký nhãn hiệu, đăng ký logo, nhượng quyền thương mại, đăng ký sáng chế… và các vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài, giấy phép, doanh nghiệp…Điều này mang đến cho khách hàng sự tiện lợi, hữu ích và một quá trình làm việc hiệu quả.
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239