You are here:

Thay đổi vốn điều lệ công ty như thế nào?

Thay đổi vốn điều lệ công ty như thế nào?

Vốn điều lệ là loại vốn bắt buộc phải có đối với một công ty, doanh nghiệp. Vốn điều lệ sẽ được xác định ngay từ lúc đầu đăng ký thành lập công ty. Tuy nhiên, khi bước vào hoạt động công ty, doanh nghiệp cũng có thể thay đổi vốn điều lệ để phù hợp hơn với nhu cầu hiện tại. Vậy thay đổi vốn điều lệ của công ty như thế nào?

Có hai cách để thay đổi vốn điều lệ: Tăng vốn điều lệ và giảm vốn điều lệ. Mỗi cách sẽ có những quy định riêng, Công ty có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ, tùy vào tình hình hoạt động, vì thế doanh nghiệp cần xác định rõ hình thức mà mình mong muốn để có phương án xử lý sao cho phù hợp.

Tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ bằng cách nào?

Trường hợp tăng vốn điều lệ

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 68 Luật doanh nghiệp 2020, quy định về việc tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp như sau:

  1. Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

a) Tăng vốn góp của thành viên;
b) Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

Để có thể tiến hành tăng vốn điều lệ doanh nghiệp cần chuẩn bị một số hồ sơ sau:

  • Thông báo của người đại diện pháp luật về việc tăng/giảm vốn điều lệ doanh nghiệp.
  • Quyết định về việc thay đổi vốn điều lệ của Hội đồng thành viên
  • Biên bản họp về việc tăng/giảm vốn điều lệ doanh nghiệp (đối với công ty TNHH Hai thành viên trở lên, Công ty Cổ Phần)
  • Một số giấy tờ liên quan về thành viên mới mà muốn góp vốn vào công ty
  • Bản sao một số giấy tờ sau đây:
    • Giấy tờ pháp lý cá nhân của thành viên mới muốn góp vốn (Chứng minh nhân dân, hộ chiếu…)
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và quyết định thành lập công ty
    • Chứng minh nhân dân, hộ chiếu của người đại diện công ty
    • Người đại diện nộp hồ sơ phải có tờ khai thông tin cá nhân
    • Chứng minh nhân dân và giấy ủy quyền của người nộp hồ sơ
Hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ doanh nghiệp
Hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ doanh nghiệp

Thời điểm tăng vốn điều lệ: Doanh nghiệp cần phải hoàn thành tăng vốn điều lệ xong rồi mới thực hiện các thủ tục đăng ký tăng vốn để đảm bảo về số lượng vốn tăng tránh trường hợp sau khi đăng ký xong mà số vốn góp không đủ trên thực tế.

Trường hợp giảm vốn điều lệ

Dựa theo Khoản 3. Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;

c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật này

  • Giấy thông báo về việc thay đổi vốn điều lệ
  • Quyết định về việc thay đổi vốn điều lệ của Hội đồng thành viên
  • Biên bản cuộc họp về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty
  • Giấy tờ quan trọng trong trường hợp giảm điều lệ là phải có báo cáo tài chính công ty gần với thời điểm quyết định giảm vốn nhất.
  • Người đại diện nộp hồ sơ phải có tờ khai thông tin cá nhân
  • Chứng minh nhân dân và giấy ủy quyền của người nộp hồ sơ
Hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên
Hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên

>>Xem thêm: Luật Doanh nghiệp 2020

Những lưu ý sau khi đăng ký thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp

Khi thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:

  • Sau khi đăng ký thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp cần thực hiện công bố thông tin doanh nghiệp đã thay đổi lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong thời hạn 30 ngày tính kể từ ngày thay đổi.
  • Đối với trường hợp đăng ký tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp nên hoàn thành tăng vốn điều lệ rồi mới thực hiện thủ tục tăng để đảm bảo về số lượng vốn tăng tránh trường hợp sau khi đăng ký tăng xong mà góp không đủ trên thực tế.
  • Đối với công ty TNHH một thành viên, trường hợp doanh nghiệp thực hiện tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý công ty theo một trong hai loại hình:
  • Đối với công ty Cổ phần, những lưu ý được quy định cụ thể tại Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020
  • Trường hợp là Công ty TNHH hai thành viên trở lên; công ty phải thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày tính kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;

Không phải trong mọi trường hợp công ty đều được thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Căn cứ khoản 1 Điều 65 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về Các trường hợp không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong một số trường hợp sau:

Doanh nghiệp không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

a) Đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

b) Đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp;

c) Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;

d) Doanh nghiệp đang trong tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”.

>>Xem thêm: Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Sau khi đăng ký thay đổi vốn điều lệ, chủ sở hữu và cổ đông của công ty, chịu trách nhiệm đối với phần vốn của mình sau khi đăng ký thay đổi trong doanh nghiệp.

Đây những hồ sơ cần thiết khi muốn thay đổi vốn điều lệ của 2 loại hình doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên. Bên cạnh đó, những loại hình doanh nghiệp khác cũng có thể thay đổi vốn điều lệ, tuy nhiên mỗi loại hình sẽ có những quy định riêng. Vì thế, quý khách cần tìm hiểu những luật định để thực hiện sao cho đúng. Nếu vẫn còn thắc mắc vui lòng liên hệ dịch vụ điều chỉnh giấy phép kinh doanh TinLaw để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT