Công bố tiêu chuẩn cơ sở được xem như là một bước quan trọng trong quá trình đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp có thể tuân thủ các quy định hiện hành, giúp nâng cao uy tín và tạo dựng niềm tin cho khách hàng? Hãy cùng TinLaw khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây!
Tiêu chuẩn cơ sở là gì?
Căn cứ theo Thông tư số 11/2021/TT-BKHCN tại Điều 3 Khoản 7 có thể giải nghĩa tiêu chuẩn cơ sở như sau:
Tiêu chuẩn cơ sở (Viết tắt là TCCS) là tiêu chuẩn được các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp ban hành nhằm áp dụng cho các hoạt động trong phạm vi của tổ chức đó. Từ đó giúp đảm bảo các hoạt động diễn ra theo chuẩn mực đã định, tạo sự đồng bộ và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Yêu cầu và căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Việc công bố tiêu chuẩn cơ sở nhằm hợp pháp cũng đảm bảo phù hợp với các điều kiện thực tế của tổ chức. Quy trình xây dựng tiêu chuẩn cơ sở phải đáp ứng những yêu cầu và căn cứ theo Điều 12 tại Thông tư số 11/2021/TT-BKHCN dưới đây:
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở phải dựa trên những yêu cầu sau:
- Tiêu chuẩn cơ sở không trái với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các quy định pháp luật.
- Tiêu chuẩn cơ sở cần phải phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đồng thời thỏa mãn với yêu cầu quản lý và sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh tế, xã hội – nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác.
- Tổ chức, cơ quan, đơn vị xây dựng đã công bố tiêu chuẩn cơ sở sẽ áp dụng tiêu chuẩn cơ sở đó vào phạm vi hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của mình.
- Căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở bao gồm:
- Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật. Các tiêu chuẩn này phải đáp ứng nhu cầu và khả năng thực tiễn trong quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở đó.
- Có thể tham khảo hoặc chấp nhận các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hay các tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở.

Yêu cầu và căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Dựa trên những yêu cầu và căn cứ tiên quyết đã đề cập mà quá trình hoàn chỉnh thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ sở được đảm bảo tính khả thi. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này không chỉ mang lại tính ứng dụng cao mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở
Tùy theo quy mô hay loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở mà trình tự xây dựng thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ sở quy định như sau:
Bước 1: Lên kế hoạch xây dựng dự thảo tiêu chuẩn cơ sở
Dựa vào thông tin và các vấn đề pháp lý liên quan để tiến hành lập ban biên soạn hay tổ biên soạn để tiến hành xây dựng dự thảo tiêu chuẩn cơ sở.
Bước 2: Biên soạn dự thảo tiêu chuẩn
Tổ biên soạn tiến hành đánh giá thực trạng, nghiên cứu tài liệu kỹ thuật nhằm xác định các chỉ tiêu, các yêu cầu kỹ thuật của dự thảo tiêu chuẩn.
Bước 3: Lấy ý kiến các bên cho dự thảo tiêu chuẩn
- Sau khi dự thảo đã được hoàn thành, tổ biên soạn sẽ báo cáo lên bộ hoặc các cơ quan ngang bộ. Tiếp theo, tổ biên soạn sẽ tiến hành lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và thành viên ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.
- Thời gian tối thiểu để lấy ý kiến về dự thảo là 60 ngày được tính từ ngày lấy dự thảo. Trường hợp liên quan đến các vấn đề cấp thiết như sức khỏe, an toàn, môi trường thì thời gian có thể rút ngắn nhưng không ít hơn 30 ngày.

Thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở
Bước 4: Tổ chức hội nghị dự thảo tiêu chuẩn cơ sở
Hội nghị dự thảo tổ chức dưới sự tham gia của các bên liên quan để cùng thảo luận và đưa ra những góp ý cho dự thảo thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ sở.
Bước 5: Tiến hành xử lý kiến, hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn
Tổ biên soạn chịu trách nhiệm tổng hợp và xử lý những góp ý để hoàn chỉnh dự thảo.
Bước 6: Thiết lập hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn
Quá trình lập hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn bắt đầu bằng việc tuân thủ các quy định liên quan. Sau khi hoàn thiện, các tài liệu và hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn sẽ được gửi về bộ hoặc các cơ quan ngang bộ để xem xét. Hồ sơ đáp ứng đầy đủ yêu cầu sẽ được gửi trực tiếp đến Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định và phê duyệt chính thức.
Bước 7: Thẩm định dự thảo tiêu chuẩn cơ sở
Nội dung thẩm định dự thảo phải đầy đủ các mục sau:
- Sự phù hợp của tiêu chuẩn cùng với tiến độ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển của kinh tế – xã hội.
- Sự tương thích giữa các tiêu chuẩn với quy chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật, cam kết quốc tế có liên quan và yêu cầu hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.
- Tính đồng nhất trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, việc tuân thủ các nguyên tắc và lợi ích từ các bên liên quan.
- Việc đảm bảo các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.
Tính từ ngày có thông báo thẩm định, các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở có trách nhiệm hoàn thành dự thảo tiêu chuẩn và hồ sơ liên quan trên cơ sở ý kiến thẩm định. Sau đó gửi trực tiếp về Bộ Khoa học và Công nghệ trong thời hạn 120 ngày. Trường hợp quá hạn, dự thảo tiêu chuẩn sẽ được thẩm định lại.
Bước 8: Tiêu chuẩn cơ sở được công bố
Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ công bố trên cơ sở kết quả thẩm định và kết quả hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn cùng hồ sơ liên quan sau khi thẩm định.
Bước 9: In ấn tiêu chuẩn cơ sở
Doanh nghiệp tiến hành in ấn tiêu chuẩn cơ sở và thực hiện công bố tại đơn vị.

Hoàn tất quy trình, thủ tục công bố tiêu chuẩn
Việc hiểu và nắm rõ quy trình, thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ sở chính là chìa khóa quan trọng nhằm giúp đảm bảo tính pháp lý và hiệu quả trong quá trình hoạt động.
>> Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục công bố sản phẩm mới nhất 2025
Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện công bố tiêu chuẩn cơ sở
Thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ sở là một quá trình quan trọng giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên khi thực hiện công bố tiêu chuẩn cơ sở cần phải nhớ một số lưu ý để có thể tiết kiệm thời gian và chi phí:
- Cần xác định rõ sản phẩm có thuộc nhóm công bố theo tiêu chuẩn cơ sở hay không?
Việc xác định cần đúng ngay từ đầu. Nếu xác định chính xác nhóm sản phẩm sẽ gia tăng khả năng tạo lập hồ sơ công bố tiêu chuẩn cơ sở đúng quy định. Đây cũng là một thách thức bởi những sản phẩm mới rất khó để xác định có thuộc nhóm cần công bố tiêu chuẩn cơ sở hay không.
Do đó, doanh nghiệp cần căn cứ kỹ vào các yếu tố như thành phần, công dụng, mục đích của sản phẩm, các văn bản luật hay kinh nghiệm xây dựng hồ sơ công bố tiêu chuẩn cơ sở,… để xác định đúng nhóm sản phẩm.

Lưu ý khi thực hiện công bố tiêu chuẩn cơ sở
- Xác định các chỉ tiêu kiểm tra và kiểm nghiệm
Xét theo TCVN/QCVN của nhóm sản phẩm đã chọn ngay từ đầu để xây dựng những chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp. Đối với nhóm sản phẩm chưa có tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn, việc lựa chọn chỉ tiêu kiểm nghiệm cần thiết sẽ dựa vào kinh nghiệm của người lập hồ sơ công bố và mong muốn của lãnh đạo tổ chức hoặc chủ doanh nghiệp.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về công bố tiêu chuẩn cơ sở mà TinLaw muốn chia sẻ đến bạn. Từ đó giúp bạn có thể tránh khỏi tình trạng phải đối diện với các khoản phạt vi phạm trong sản xuất, buôn bán và lưu thông hàng hóa. Liên hệ ngay với TinLaw để được hỗ trợ thêm thông tin và giải đáp những thắc mắc nhé!