You are here:

Bãi bỏ hàng loạt điều kiện đầu tư kinh doanh ở nhiều lĩnh vực

Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như góp phần hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp cũng như chương trình cải cách hành chính. Ngày 18/6/2020, Bộ Công thương ban hành Thông tư 13/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

Bộ Công thương bãi bỏ điều kiện đầu tư kinh doanh ở những lĩnh vực nào, hãy tham khảo trong bài viết dưới đây của TinLaw!

Lĩnh vực kinh doanh thực phẩm

Bãi bỏ Điều 4, Điều 5 (Hồ sơ đề nghị, thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm), mẫu số 01a, 01b, 02a, 02b, 3a, 3b, 04, 05a, 05b, 05c của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018.

“Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

Trường hợp đề nghị cấp lần đầu

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

Điều 5. Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận

Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 của Thông tư này có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận như sau:

Trường hợp cấp lần đầu

a) Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ…”.

Bãi bỏ nội dung sau “Vụ Khoa học và Công nghệ – Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ định các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm của ngành công thương thực hiện việc xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.” tại Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014.

Bộ Công thương bãi bỏ hàng loạt điều kiện đầu tư kinh doanh ở nhiều lĩnh vực
Bộ Công thương bãi bỏ hàng loạt điều kiện đầu tư kinh doanh ở nhiều lĩnh vực

Lĩnh vực hóa chất

  • Bãi bỏ khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều 6, mẫu 2 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 55/2014/TT-BCT ngày 19/12/2014.
  • Bãi bỏ khoản 1 Điều 1, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư 48/2018/TT-BCT ngày 21/12/2018.

Lĩnh vực kinh doanh khoáng sản

  • Bãi bỏ khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 1 Thông tư 12/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016.
  • Bãi bỏ khoản 3 Điều 3 Thông tư 14/2013/TT-BCT ngày 15/7/2013.
  • Bãi bỏ khoản 2 Điều 4, Điều 5 Thông tư 15/2013/TT-BCT ngày 15/7/2013.
  • Bãi bỏ Điều 5 Thông tư 28/2017/TT-BCT ngày 08/12/2017.

Lĩnh vực điện lực

  • Bãi bỏ khoản 2 Điều 25 Thông tư 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013.
  • Thông tư 13/2020/TT-BCT chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2020.

Lĩnh vực xây dựng

Trước đó, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 22/2016/TT-BXD về việc bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật có quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh do Bộ Xây dựng ban hành hoặc liên tịch ban hành.

Theo đó, bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật có quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh sau:

  • Thông tư liên tịch 1529/1998/TTLT/BKHCNMT-BXD ngày 17/10/1998: Quy định  về sử dụng Amiăng vào sản xuất các sản phẩm vật liệu và xây dựng;
  • Thông tư 11/2007/TT-BXD ngày 11/12/2007: Điều kiện kinh doanh vật liệu xây dựng và những yêu cầu về bộ máy nhân lực vận hành thiết bị công nghệ và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng;
  • Quyết định 27/2000/QĐ-BXD ngày 08/12/2000: Điều kiện kinh doanh xây dựng;
  • Chỉ thị 02/2008/CT-BXD ngày 27/03/2008: Điều kiện để đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các đơn vị thuộc ngành Xây dựng.

Ngoài ra, Thông tư còn bãi bỏ một phần của một số văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

Sau khi các điều kiện kinh doanh được cắt giảm, thủ tục hành chính được đơn giản hoá sẽ tạo được môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng hơn cho tất cả các thành phần kinh tế tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh thực hiện việc áp dụng Chính phủ điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành, thực hiện nhiệm vụ để thuận lợi hoá cho doanh nghiệp.

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.
Picture of TinLaw

TinLaw

Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn

Form Example