Marketing là một trong những cách giúp doanh nghiệp mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Vậy để thành lập công ty marketing cần chuẩn bị những gì? Trong bài viết này dịch vụ thành lập công ty TinLaw sẽ hướng dẫn chi tiết!
Tìm hiểu về công ty marketing
Công ty marketing là loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiếp thị sản phẩm và xây dựng phát triển thương hiệu. Với mong muốn tìm hiểu và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, công ty marketing là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu.
Trong thời đại phát triển công nghệ như hiện nay, thói quen tìm kiếm thông tin và quyết định mua hàng của người tiêu dùng thay đổi đáng kể. Vì thế hoạt động marketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp.

Cơ sở pháp lý để thành lập công ty marketing
Việc thành lập công ty nói chung hay thành lập công ty marketing nói riêng được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Đây là cơ sở pháp lý cho việc thành lập, quản lý doanh nghiệp, hồ sơ và thủ tục thực hiện,…
Các bước thực hiện thủ tục thành lập công ty marketing
Bước 1: Chuẩn bị những thông tin cần thiết để thành lập công ty marketing
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp thích hợp để tiến hành kinh doanh
Tại Việt Nam có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau được chính phủ công nhận. Doanh nghiệp trước khi thành lập cần nắm rõ đặc điểm của từng loại hình, từ đó giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam hiện nay là:
- Công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Công ty Cổ phần
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
Lựa chọn tên công ty và địa chỉ đặt trụ sở cho công ty
- Về tên doanh nghiệp: Không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy tắc đặt tên doanh nghiệp, ưu tiên sử dụng những tên dễ đọc, cô động và xúc tích nhất
- Về trụ sở doanh nghiệp: doanh nghiệp có thể sử dụng nhà riêng của cá nhân hoặc bạn bè đặt trụ sở của doanh nghiệp, tuy nhiên không được sử dụng chung cư hay các khu nhà ở tập thể dùng cho mục đích để ở làm trụ sở doanh nghiệp. Địa chỉ đặt trụ sở doanh nghiệp cần được ghi đầy đủ và chi tiết 4 cấp.
Chọn mức vốn điều lệ thích hợp để đăng ký
Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về mức vốn điều lệ khi thành lập công ty marketing, doanh nghiệp cần dựa vào quy mô cũng như dự án kinh doanh mà lựa chọn đăng ký mức vốn điều lệ thích hợp để đăng ký
Lựa chọn ngành nghề theo quy định của pháp luật
Mã ngành | Tên ngành |
8230 | Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại |
9000 | · Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí. (Hoạt động của các cơ sở và việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu về thưởng thức văn hoá và giải trí cho khách hàng. · Tổ chức các buổi trình diễn kịch trực tiếp, các buổi hoà nhạc và opera hoặc các tác phẩm khiêu vũ và các tác phẩm sân khấu khác. |
7420 | Hoạt động nhiếp ảnh. Chụp ảnh cho tiêu dùng và thương mại |
7320 | Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận |
7310 | Quảng cáo |
5911 | Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình. (Hoạt động sản xuất chương trình truyền hình) |
5820 | Xuất bản phần mềm |
5920 | Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc |
5913 | Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình |
5914 | Hoạt động chiếu phim |
2630 | Sản xuất thiết bị truyền thông |
7730 | Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác: Thiết bị phát thanh; truyền hình và thông tin liên lạc chuyên môn; thiết bị sản xuất điện ảnh; thiết bị đo lường và điều khiển; dụng cụ máy; thiết bị khai khoáng và thăm dò dầu |
6130 | Hoạt động viễn thông vệ tinh |
6022 | Chương trình cáp, vệ tinh và các chương trình thuê bao khác |
6021 | Hoạt động truyền hình |
5912 | Hoạt động hậu kỳ. (Hoạt động biên tập, truyền băng, đầu đề, phụ đề, giới thiệu phim (giới thiệu danh sách các diễn viên, đạo diễn, người quay phim …), thuyết minh, đồ họa máy tính, sản xuất các hiệu ứng đặc biệt về chuyển động.) |
Lựa chọn chức danh cho người đại diện của công ty marketing
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty marketing
Hồ sơ thành lập công ty marketing cần chuẩn bị một số tài liệu sau:
- Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách thành viên công ty
- Bản sao hợp lệ một số giấy tờ sau: chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu của các cá nhân thành viên và người đại diện hợp pháp theo pháp luật của doanh nghiệp
- văn bản xác nhận vốn pháp định
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký công ty marketing
Doanh nghiệp khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty marketing có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau đây để thực hiện
- Nộp hồ sơ trực tiếp: doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp đăng ký đặt trụ sở chính
- Nộp hồ sơ online: doanh nghiệp nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Đăng ký con dấu và thông báo mẫu dấu
Sau khi có mã số doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành đăng ký mẫu con dấu pháp nhân. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức cũng như số lượng con dấu. Khi có mẫu con dấu doanh nghiệp cần thông báo mẫu dấu qua cổng thông tin điện tử quốc gia.
Bước 5: Những công việc thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp
- Doanh nghiệp cần góp vốn đúng với thời hạn quy định
- Tiến hành đăng ký và kê khai thuế ban đầu
- Đăng ký mua chữ ký số và phát hành hóa đơn điện tử
- Đăng ký mở tài khoản doanh nghiệp
- Dán và treo biển tại trụ sở công ty
TinLaw đã tổng hợp một số nội dung về thủ tục thành lập công ty marketing qua bài viết này, hy vọng những gì mà chúng tôi cung cấp hữu ích với quý khách hàng.

Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239