Xe máy hiện nay là phương tiện giao thông nhiều nhất Việt Nam với khoảng Việt Nam có hơn 67 triệu xe máy thống kê cuối 2021. Nguồn thuế VAT xe máy là khoảng rất lớn cho ngân sách nhà nước. Vậy cần biết điều gì về thuế VAT xe máy khi mua xe? Hãy cùng dịch vụ kế toán TinLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thuế VAT xe máy là gì?
Thuế VAT xe máy hay là Thuế giá trị gia tăng xe máy được định nghĩa dự trên định nghĩa về thuế GTGT. Đây là thuế tính trên giá trị tăng thêm của xe máy phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế chỉ tính trên phần giá trị gia tăng của giai đoạn đó, không tính trùng phần GTGT đã tính thuế ở các giai đoạn luân chuyển trước.
Đây là loại thuế gián thu, tức là người chịu thuế không đồng thời là người nộp thuế, nếu là người dân mua xe máy thì người chịu thuế VAT xe máy là người dân, người nộp thuế là đại lý, doanh nghiệp bán xe.
Mức thuế VAT xe máy là bao nhiêu?
Hiện nay, mức thuế VAT xe máy được quy định tại Điều 8 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 và tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP như sau:
- Xe máy, xe gắn máy, xe mô tô có dung tích xi lanh từ dưới 125cm3 thì mức thuế VAT xe máy được giảm từ 10% xuống còn 8%.
- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3; thì mức thuế VAT vẫn giữ nguyên 10%.
Như vậy để xác định mức thuế VAT xe máy là bao nhiêu thì chủ yếu căn cứ vào dung tích xi lanh của xe. Để xem dung tích xi lanh thì thường các xe có một bảng chi tiết về cấu tạo,dung tích xi lanh của xe; hoặc có thể hỏi người bán; hoặc xe ở sách hướng dụng sử dụng xe,…
Cách tính thuế VAT xe máy
Thông thường khi mua xe máy, thuế VAT xe máy thường sẽ được nơi bán xe tính chung vào giá bán xe để nhanh chóng tiện lợi cho người mua không cần phải đóng thêm khoản phụ thu khác. Khi mua xe tức là đã đồng ý trả luôn khoản thuế này cho người bán. Người mua có thể kiểm tra thuế VAT xe máy khi bắt đầu thực hiện quy trình thanh toán, thuế VAT này sẽ được ghi chú là VAT hoặc GTGT tuỳ theo loại hoá đơn mà nơi bán xe sử dụng.
Nếu muốn chính xác hơn trong việc chi này, người mua có thể đề nghị nơi bán đưa ra mức giá tính thuế và tự tính thuế VAT xe máy theo công thức sau và cộng lại với giá tính thuế xem có chính xác không:
- Thuế VAT xe máy = Giá tính thuế VAT x Mức thuế suất (8% hoặc 10%) + Giá tính thuế VAT
Trong đó giá tính thuế được xác định là giá bán ra và không bao gồm thuế.
Như vậy đã đủ cho người mua xác định số thuế VAT phải chịu, giao cho người bán nộp.
Xe máy có được giảm VAT không?
Theo Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì xe máy, mô tô,… có dung tích xi lanh dưới 125cm3 thì được giảm 2% thuế VAT xe máy. Đây là Nghị định ra đời từ Nghị Quyết Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo quan điểm kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu trước mắt và lâu dài, gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển kinh tế,… Thực hiện Chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội để đưa ra mức giải thuế VAT này.
Một số loại phí khác phải nộp khi mua xe máy
Không chỉ có thuế VAT xe máy mà còn những chi phí khác người mua phải nộp khi muốn sở hữu một chiếc xe máy
1. Thuế trước bạ
Theo Khoản 4 Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP mức thu lệ phí trước bạ với xe máy:
- Thuế trước bạ các loại xe máy là 2%.
- Xe máy của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi UBND tỉnh đóng trụ sở nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức là 5%.
- Đối với xe máy nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi được áp dụng mức thu là 1%.
- Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi UBND tỉnh đóng trụ sở thì nộp lệ phí trước bạ theo mức là 5%.
2. Lệ phí đăng ký và cấp biển số xe
Theo Điều 5 Thông tư 229/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính mức thu lệ phí đăng ký và cấp biển cho xe máy được quy định như sau:
- Xe máy có giá trị (theo giá tính lệ phí trước bạ) từ 15 triệu đồng trở xuống: Khu vực I (từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng); Khu vực II (200.000 đồng); Khu vực III (50.000 đồng).
- Xe máy có giá trị (theo giá tính lệ phí trước bạ) từ 15 đến 40 triệu đồng: Khu vực I (từ 1 đến 2 triệu đồng); Khu vực II (400.000 đồng); Khu vực III (50.000 đồng).
- Xe máy có giá trị (theo giá tính lệ phí trước bạ) trên 40 triệu đồng: Khu vực I (từ 2 đến 4 triệu đồng); Khu vực II (800.000 đồng); Khu vực III (50.000 đồng).
Trong đó thì,
- Khu vực I gồm: TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- Khu vực II gồm: TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, các thành phố trực thuộc tỉnh và các thị xã.
- Khu vực III gồm: Các khu vực khác ngoài khu vực I và khu vực II.
3. Một số chi phí khác
Ngoài các loại phí trên, người mua xe máy còn phải đóng thêm một số chi phí sau: Phí bảo hiểm xe máy (bao gồm bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện cho xe máy), chi phí đóng khung kính biển số để xe được phép lưu thông, chi phí cà khung số xe máy.
Trên đây là bài viết về loại thuế phổ biến mà người mua phải chịu là thuế VAT xe máy, cách tính cũng như những cập nhật mới về mức thuế suất của thuế giá trị gia tăng. Nếu còn những thắc mắc hoặc cần được tư vấn, liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới:
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239