You are here:

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện khác tỉnh được thực hiện thế nào?

Tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động của công ty và các đặc điểm của đặt đơn vị phụ thuộc mà doanh nghiệp lựa chọn để đặt chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp tiến hành thủ tục thành lập văn phòng đại diện(VPĐD) khác tỉnh. Cùng dịch vụ mở văn phòng đại diện TinLaw tìm hiểu thủ tục này qua bài viết dưới đây

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh do Chính phủ ban hành.

Chuẩn bị hồ sơ thành lập văn phòng đại diện khác tỉnh/thành phố

Chuẩn bị hồ sơ

Yêu cầu hồ sơ

Mã số doanh nghiệp tại trụ sở chính Nội dung như giấy đăng ký doanh nghiệp
Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. Nội dung như giấy đăng ký doanh nghiệp
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập. Đặt tên văn phòng đại diện theo quy định pháp luật
Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện. Địa chỉ văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.

Lưu ý: doanh nghiệp cần lưu ý địa chỉ trụ sở chính phải thể hiện đầy đủ: số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Địa chỉ doanh nghiệp thuê để làm VPĐD phải đủ điều kiện được phép hoạt động cho thuê để làm văn phòng.

Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.
Hồ sơ cá nhân của người đứng đầu VPĐD theo quy định.
Thông tin đăng ký thuế. VPĐD có hai loại: có đóng thuế và không có đóng thuế.

Lưu ý: việc phân loại khá phức tạp, hãy liên hệ với công ty cung cấp dịch vụ thành lập văn phòng đại diện để được hỗ trợ.

Các văn bản giấy tờ thành lập VPĐD theo quy định.

 

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện khác tỉnh

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
  • Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính. Như vậy, dù VPĐD được đặt khác tỉnh/ thành phố nhưng doanh nghiệp vẫn phải nộp hồ sơ theo nơi đặt trụ sở chính.
  • Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VPĐD cho doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh VPĐD khác tỉnh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh VPĐD khác tỉnh
  • Bước 4: Phòng đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin, về địa điểm kinh doanh lên Website cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, để yêu cầu mã số văn phòng đại diện.

Nếu quý khách cần thông tin thêm về thành lập văn phòng đại diện khác tỉnh, hãy liên hệ chuyên viên tư vấn của TinLaw để được hướng dẫn và giải đáp chi tiết.

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn