You are here:

Hướng dẫn cách thành lập công ty cổ phần theo quy định mới nhất

Thủ tục, hồ sơ thành lập công ty cổ phần sẽ có nhiều thay đổi khi Luật Doanh nghiệp 2020 đã chính thức có hiệu lực. Vì thế, trong bài viết này, dịch vụ thành lập công ty TinLaw sẽ hướng dẫn Quý khách cách thành lập công ty cổ phần theo quy định mới nhất.

Căn cứ pháp lý

Thông tin về quy định thành lập công ty cổ phần trong bài viết này được căn cứ vào 2 văn bản pháp lý sau:

Ưu nhược điểm của công ty cổ phần

Trước khi hướng dẫn thành lập công ty cổ phần, TinLaw muốn điểm qua một số đặc điểm riêng của loại hình này để Quý khách có cái nhìn tổng quan về nó.

Ưu điểm:

  • Đây là loại hình linh hoạt trong việc huy động vốn nhất. Vì có thể dễ dàng chào bán cổ phiếu, trái phiếu, các loại chứng khoán khác và được tham gia vào thị trường chứng khoán, không hạn chế số lượng cổ đông tham gia. (Các loại hình khác không được phép chào bán cổ phiếu);
  • Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số cổ phẩn đã mua;
  • Cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác mà không phải làm thủ tục thông báo tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Đối tượng tham gia mua cổ phiếu của công ty công ty cổ phần cũng khá rộng rãi, ngay cả cán bộ công chức cũng không bị hạn chế;
  • Khả năng hoạt động của công ty cổ phần hầu hết trong tất cả các lĩch vực, ngành nghề.

Nhược điểm:

  • Cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm, vì khó quản lý cổ đông tham gia vào công ty. Việc chuyển nhượng không cần thực hiện thủ tục với Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ gây ra nhiều rủi ro hơn cho các cổ đông sáng lập vì sẽ cần phải lưu giữ các hồ sơ chuyển nhượng cổ phần của mình để miễn trừ trách nhiệm nếu có rủi ro xảy ra.
  • Ngoài ra, do việc không hạn chế số lượng cổ đông tối đa và tự do chuyển nhượng cổ phần nên bộ máy quản lý có thể rất cồng kềnh, gây khó trong việc đưa ra phương hướng kinh doanh kịp thời với biến đổi thị trường. Nếu để ý ngoài thực tế Quý khách sẽ thấy trên thế giới việc thay đổi chủ sở hữu (thậm chí là ông chủ, đội ngũ quản lý) của công ty cổ phần (nhất là công ty niêm yết) có thể thường xuyên xảy ra do đặc điểm này của công ty cổ phần.
  • Một nhược điểm khác nữa đó là, đối với công ty cổ phần khi cổ đông muốn chuyển nhượng cổ phần thì khi thực hiện thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân sẽ áp dụng thuế suất là 0,1% kể cả khi chuyển nhượng không có lãi (áp dụng theo hình thức chuyển nhượng chứng khoán).
Quy định thành lập công ty cổ phần có nhiều thay đổi
Quy định thành lập công ty cổ phần có nhiều thay đổi

Điều kiện thành lập công ty cổ phần

♦ Điều kiện về tên công ty cổ phần: Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trong toàn quốc gia. Quy tắc đặt tên công ty như sau:

“Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”

Trong đó:

  • Đối với công ty cổ phần, loại hình doanh nghiệp được viết là được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ví dụ:

  • Công ty cổ phần TINHoldings
  • Công ty CP TINHoldings

>> Xem thêm: Quy tắc đặt tên công ty

♦ Điều kiện về trụ sở: Khi thành lập công ty cổ phần phải có trụ sở giao dịch. Trụ sở công ty cổ phần không được là chung cư, khu tập thể.

♦ Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: Khi thành lập doanh nghiệp cổ phần, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện để được thành lập. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, luật sư sẽ tư vấn các điều kiện cụ thể về từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

♦ Điều kiện về vốn điều lệ/ vốn pháp định:

  • Vốn điều lệ là số vốn do cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ mình đã đăng ký. Ngoài ra, vốn điều lệ công ty có liên quan đến mức thuế môn bài phải đóng hàng năm.
  • Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định áp dung với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

>> Xem thêm: Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

♦ Điều kiện về Cổ đông Công ty:

  • Thành lập công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa.
  • Các cổ đông phải thỏa mãn các qui định chung của Luật Doanh nghiệp 2020

Hướng dẫn quy trình, thủ tục thành lập công ty cổ phần

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Điều 24, Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ thành lập công ty cổ phần được quy định như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Theo Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

“1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.”

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

So với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 yêu cầu hồ sơ đăng ký công ty CP (Điều 22) phải có bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật, tương tự như cổ đông sáng lập công ty CP.

>> Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần mới nhất

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty Cổ phần TINHoldings có trụ sở chính tại Số 399, đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, TP. HCM sẽ nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần về phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh.

>> Xem thêm: Giấy ủy quyền nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Lệ phí như sau:

  • 50.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại thời điểm nộp hồ sơ (tại Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
  • Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử (tại Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
  • 100.000 đồng/lần đối với Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ đưa cho Quý khách Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (website https://dangkykinhdoanh.gov.vn/).

Theo lịch hẹn quý khách hàng lên Bộ phận Một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư để lấy kết quả thành lập doanh nghiệp cổ phần.

Bước 3: Nhận kết quả

Khoản 5, Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020 quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Sau 3 ngày làm việc sẽ có kết quả hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Sau 3 ngày làm việc sẽ có kết quả hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí 100.000 đồng/lần. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh;

b) Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Thời gian: 30 ngày, kể từ ngày được công khai.

Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Hướng dẫn thành lập công ty qua mạng

Các thủ tục sau khi thành lập công ty cổ phần

  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài (trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàngvới phòng đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế điện tử;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Đặt hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn;
  • Góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu phát sinh) theo quy định.

>> Xem thêm: Hướng dẫn kê khai và nộp thuế môn bài qua mạng

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN

>> Xem thêm: Hướng dẫn lập tờ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ – mẫu 01/GTGT

Trên đây là cách thành lập công ty cổ phần theo quy định mới nhất. Nếu có thắc mắc hay vẫn chưa rõ trường hợp của Quý khách muốn thành lập công ty cổ phần cần những gì, hãy liên hệ TinLaw để được hướng dẫn, giải đáp.

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn