Theo quy định, khi tính thuế TNCN người lao động sẽ được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc với mức 3.6 triệu/người/tháng. Vậy sẽ được đăng ký mấy người phụ thuộc khi tính thuế TNCN?
Để trả lời câu hỏi “Được đăng ký bao nhiêu người phụ thuộc khi tính thuế TNCN?” các bạn cần xác định người phụ thuộc gồm những ai và điều kiện giảm trừ gia cảnh là gì.
Người phụ thuộc gồm những đối tượng nào?
Theo điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người phụ thuộc bao gồm những đối tượng sau:
Con gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể:
- Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
- Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
- Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế và đáp ứng điều kiện dưới đây:
Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Bị khuyết tật, không có khả năng lao động (là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).
- Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng
- Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
- Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
- Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi phải đáp ứng được các điều kiện sau đây thì mới được giảm trừ, cụ thể:
- Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Bị khuyết tật, không có khả năng lao động (là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).
- Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
- Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
>> Xem thêm: Cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh
Điều kiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
- Theo tiết c.2 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
- Ngoài ra, phải có hồ sơ chứng minh thuộc đối tượng người phụ thuộc.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng ký mã số thuế cá nhân
Như vậy, người lao động khi tính thuế thu nhập cá nhân sẽ không bị giới hạn số người phụ thuộc, chỉ cần thuộc đối tượng người phụ thuộc và thỏa mãn các điều kiện theo quy định sẽ được giảm trừ gia cảnh theo mức 3.6 triệu đồng/tháng.
Chúng tôi vừa giải đáp xong cho vấn đề “Được đăng ký bao nhiêu người phụ thuộc khi tính thuế TNCN?”. Hy vọng bài viết trên của công ty dịch vụ kế toán TinLaw đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý độc giả.
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239