Với sự phát triển của ngành công nghiệp làm đẹp, việc thành lập một công ty kinh doanh mỹ phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, mà còn mở ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn và tiềm năng. Hiểu được sức hấp dẫn của thị trường, dịch vụ tư vấn thành lập công ty của TinLaw đã tổng hợp điều kiện, cách thành lập công ty mỹ phẩm dưới nội dung bài viết sau đây.
Cơ sở pháp lý
Chọn ngành nghề kinh doanh và loại hình cho công ty mỹ phẩm
- Mỹ phẩm không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên có thể đi vào hoạt động ngay sau khi có giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty mỹ phẩm chọn mã ngành nghề cùng ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục đích kinh doanh của công ty mỹ phẩm. Các mã ngành nghề doanh nghiệp mỹ phẩm có thể đăng ký là:
4649 – Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Chi tiết: Bán buôn vali, cặp, túi, ví, nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh. |
4772 – Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh. Chi tiết: Bán lẻ nước hoa, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh |
4791 – Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet |
- Công ty kinh doanh mỹ phẩm cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần. Tùy vào cách thức hoạt động, số lượng thành viên, cổ đông mà chọn hình thức hợp lý nhất.
Tham khảo: Hiện nay có các loại hình doanh nghiệp nào? Nên thành lập công ty gì?
Thủ tục thành lập công ty mỹ phẩm
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm thường tối giản hơn so với các loại hình công ty khác, thường được thực hiện qua 3 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh/ thành phố (nơi công ty đặt trụ sở chính)
Bước 3: Trong thời gian 3 – 5 ngày làm việc, tính kể từ ngày nhận hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo và yêu cầu quý khách hàng sửa đổi bổ sung hồ sơ cho hoàn thiện và nộp lại hồ sơ;
- Ngược lại, trong trường hợp hồ sơ hợp lệ và đẩy đủ: quý khách có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh/thành phố (nơi công ty đặt trụ sở chính) đợi lấy kết quả trong ngày.
Bước 4: Khắc con dấu doanh nghiệp và tiến hành thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký sản xuất.

Thủ tục thành lập công ty mỹ phẩm gồm 4 giai đoạn chính
Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm
Thành phần hồ sơ đủ điều kiện thành lập công ty mỹ phẩm bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty (đầy đủ chữ ký người tham gia thành lập doanh nghiệp)
- Bản sao hợp lệ một số giấy tờ sau đây:
- Một trong số các loại giấy tờ chứng thực cá nhân (chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu) của chủ sở hữu công ty là cá nhân;
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các loại giấy tờ tương đương khác, điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp là chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước)
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Văn bản ủy quyền cho chủ sở hữu cho người được ủy quyền (trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức).
Điều kiện thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm
Để được kinh doanh mỹ phẩm, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể đăng ký kinh doanh mỹ phẩm:
Tất cả các cá nhân, tổ chức đều có quyền được thành lập và quản lý các công ty kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 ngoại trừ trường hợp tại Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020:
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thứ hai, phải có giấy phép đăng ký doanh nghiệp trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Trước khi có bất cứ hoạt động kinh doanh nào các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm bắt buộc phải làm thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Về tên của doanh nghiệp: đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, theo đó tên tiếng Việt đảm bảo hai yếu tố “loại hình doanh nghiệp” sau đó là “tên riêng”.
Trường hợp là tên nước ngoài thì phải là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
– Về trụ sở của doanh nghiệp:
Căn cứ tại Điều 42 Luật doanh nghiệp năm 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam; xác định theo địa giới đơn vị hành chính, có địa chỉ cụ thể.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì phải là chủ thể được pháp luật công nhận.
Thứ ba, trường hợp công ty kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu mỹ phẩm từ nước ngoài phải có điều kiện riêng quy định như sau:
– Sản phẩm phải được nhập khẩu hợp pháp tại cơ quan hải quan vào Việt Nam.
– Công ty phải thực hiện công bố mỹ phẩm tại cục quản lý dược – Bộ y tế trước khi nhập khẩu mỹ phẩm.
– Công ty phải đáp ứng yêu cầu pháp lý về quản lý, sao lưu hồ sơ công bố và hồ sơ chất lượng mỹ phẩm tại công ty.
– Về nhãn hiệu mỹ phẩm: không được trùng lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.
– Mỹ phẩm lưu hành phải được dán nhãn hiệu đúng như hồ sơ công bố gửi tới Bộ y tế và không được sang chiết, thay đổi vỏ hộp.
– Đảm bảo về an toàn mỹ phẩm.
Làm gì sau khi nhận kết quả đăng ký thành lập công ty mỹ phẩm?
Để doanh nghiệp được hoạt động trên thực tế, chủ doanh nghiệp phải nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục sau thành lập công ty theo đúng thời hạn pháp luật quy định. Bao gồm:
- Khắc dấu công ty
- Mở tài khoản ngân hàng
- Đặt in và phát hành hóa đơn
- Đăng ký nộp thuế điện tử
- Mua thiết bị chữ ký số
- Đặt bảng tên công ty…
- Nộp hồ sơ khai thuế
Trên đây là thủ tục thành lập công ty mỹ phẩm theo quy định mới nhất. Nếu Quý khách còn thắc mắc vui lòng liên hệ dịch vụ thành lập doanh nghiệp của TinLaw theo thông tin bên dưới để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết.

Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239