Việc thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh là một nhu cầu phổ biến đối với các doanh nghiệp. Điều này đặc biệt cần thiết khi có sự thay đổi trong cơ cấu công ty, quyền sở hữu hoặc các mối quan hệ hợp tác. Bài viết này, TinLaw sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình và những lưu ý quan trọng khi tiến hành thay đổi người đứng tên.
Điều kiện thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh
Để thực hiện việc thay đổi chủ sở hữu trên giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đã cung cấp số điện thoại liên hệ trên giấy phép kinh doanh;
- Ngành nghề kinh doanh đã được đăng ký phù hợp với Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
- Có thông tin đầy đủ về đăng ký kinh doanh và mã số thuế trên Hệ thống thông tin doanh nghiệp quốc gia;
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh đảm bảo hợp lệ và tuân thủ quy định pháp luật;
- Lệ phí đăng ký kinh doanh đã được nộp đầy đủ theo quy định.
Tuân thủ các điều kiện trên giúp quá trình thay đổi chủ sở hữu trên giấy phép kinh doanh diễn ra thuận lợi và đảm bảo tính pháp lý.
Những trường hợp thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh
Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thay đổi thành viên/chủ sở hữu/người đại diện đứng tên trên GPKD. Dưới đây là bảng liệt kê các trường hợp phổ biến cần thực hiện thay đổi tên người đại diện trên giấy phép kinh doanh:
Căn cứ pháp luật | Loại hình công ty | Trường hợp cần thay đổi |
Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 | Công ty TNHH 1 thành viên | – Thay đổi người sở hữu công ty
– Điều chỉnh người đại diện hợp pháp |
Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 | Công ty TNHH 2 thành viên trở lên | – Thay đổi thành viên công ty
– Thay đổi người đại diện pháp lý |
Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2020 | Công ty cổ phần | – Chỉ thay đổi người đại diện theo quy định pháp luật |
Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020 | Công ty hợp danh | – Điều chỉnh/thêm thành viên hợp danh
– Điều chỉnh thành viên góp vốn – Thay đổi người đại diện hợp pháp |
Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020 | Doanh nghiệp tư nhân | Thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp trong trường hợp:
– Chuyển nhượng; – Tặng lại; – Chủ doanh nghiệp qua đời. |
Điều 62 Luật Doanh nghiệp 2020 | Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh | – Thay đổi người quản lý chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc điểm kinh doanh |
Điều 90 Luật Doanh nghiệp 2020 | Hộ kinh doanh cá thể | – Thay đổi chủ hộ kinh doanh
– Điều chỉnh thành viên trong gia đình – Kế thừa quyền kinh doanh |
Bảng trên tóm tắt các trường hợp phổ biến khi cần thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh theo từng loại hình doanh nghiệp. Mỗi trường hợp đều kèm theo các quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp không thể thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh
Khoản 1 Điều 65 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về các trường hợp doanh nghiệp không được phép thay đổi người đứng tên như sau:
- Cơ quan Đăng ký kinh doanh đã ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp đang tiến hành các thủ tục giải thể;
- Doanh nghiệp đang trong quá trình điều tra theo lệnh của Tòa án, Cơ quan thi hành án, Cơ quan điều tra hoặc chỉ đạo từ Cơ quan điều tra, Điều tra viên;
- Doanh nghiệp có tình trạng pháp lý là “không hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”.
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tiếp tục thông báo thay đổi chủ sở hữu trên giấy phép kinh doanh. Điều này áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện các điều sau:
- Doanh nghiệp đã khắc phục vi phạm theo yêu cầu trong Thông báo vi phạm và được Phòng Đăng ký kinh doanh chấp nhận.
- Doanh nghiệp thực hiện thủ tục đổi giấy phép kinh doanh để hoàn tất việc giải thể theo quy định (với giải trình rõ ràng).
- Doanh nghiệp có văn bản chấp thuận từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
- Doanh nghiệp chuyển từ tình trạng “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký” sang trạng thái “Đang hoạt động”.
Những trường hợp không thể thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh thường liên quan đến các vấn đề pháp lý hoặc hành chính. Doanh nghiệp cần giải quyết kịp thời các vấn đề này để tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký thay đổi người đứng tên giấy phép kinh doanh
Công ty cần xác định đúng loại trường hợp của mình cần thay đổi, sau đó bạn chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan chức năng. Cùng TinLaw khám phá các yêu cầu hồ sơ cho từng loại hình doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên hợp danh và góp vốn
Theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP (Điều 49 và Điều 51) đã quy định về hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên hợp danh và góp vốn. Các thành phần hồ sơ bao gồm các giấy tờ cần thiết sau đây:
Trường hợp cần thay đổi | Bộ hồ sơ |
Vốn góp và tỷ lệ phần trăm góp vốn | – Thông báo về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp, do người đại diện theo pháp luật ký;
– Danh sách thành viên, kèm chữ ký của các thành viên có thay đổi (không bao gồm thông tin về thành viên góp vốn); – Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh việc chuyển nhượng; – Văn bản chấp thuận đầu tư từ nước ngoài (nếu có). |
Thêm hoặc kết thúc tư cách thành viên hợp danh. |
– Thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp, ký bởi người đại diện theo pháp luật của công ty; – Danh sách các thành viên hợp danh theo quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2020 (không bao gồm thông tin về thành viên góp vốn); – Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên hợp danh mới. |
Bạn hãy đảm bảo hồ sơ chuẩn chỉnh giúp doanh nghiệp thay đổi đăng ký một cách hiệu quả, không vướng mắc về mặt pháp lý.
Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH, CTCP
Hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật đối với công ty TNHH và CTCP (Điều 50 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP) như sau:
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật, có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch công ty (chi tiết tại Khoản 2 Điều 50).
- Bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện mới.
- Nghị quyết, quyết định về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH một thành viên)
- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
- Đối với công ty cổ phần:
- Nếu thay đổi nội dung Điều lệ công ty: Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông.
- Nếu không thay đổi nội dung Điều lệ công ty: Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng quản trị.
Ngoài ra, đối với các trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 12 Luật Doanh nghiệp, NQ, QĐ và biên bản họp HĐTV không áp dụng. Thay vào đó, cần có văn bản xác nhận về tình trạng của người đại diện thay đổi (như: chết, mất tích, bị truy cứu trách nhiệm, tạm giam,…).
Hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
Theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP (Điều 53), quy định các giấy tờ khi đăng ký thay đổi thành viên trong CTY TNHH một thành viên như sau:
Các loại
giấy tờ |
Trường hợp thay đổi Chủ sở hữu | ||||
Chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho cá nhân hoặc tổ chức khác | Thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền | Do thừa kế | Do việc tặng cho toàn bộ phần vốn góp | Do quyết định chia tách, sáp nhập hoặc hợp nhất công ty | |
Thông báo về việc thay đổi chủ sở hữu công ty | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ |
Bản sao giấy tờ pháp lý của bên nhận chuyển nhượng (cá nhân hoặc tổ chức) | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ |
Bản sao Điều lệ công ty đã được sửa đổi hoặc bổ sung | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ |
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp hoặc tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng đã hoàn tất | ✔ | 🗶 | 🗶 | 🗶 | 🗶 |
Văn bản chấp thuận từ cơ quan đăng ký đầu tư về việc đầu tư, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (nếu có) | ✔ | ✔ | 🗶 | ✔ | ✔ |
Quyết định của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc thay đổi chủ sở hữu công ty. | 🗶 | ✔ | 🗶 | 🗶 | 🗶 |
Bản sao văn bản chứng minh quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế | 🗶 | 🗶 | ✔ | 🗶 | 🗶 |
Hợp đồng tặng cho phần vốn góp | 🗶 | 🗶 | 🗶 | ✔ | 🗶 |
Nghị quyết, quyết định liên quan đến việc chia tách công ty | 🗶 | 🗶 | 🗶 | 🗶 | ✔ |
Hợp đồng sáp nhập theo quy định tại Điều 201 của Luật Doanh nghiệp | 🗶 | 🗶 | 🗶 | 🗶 | ✔ |
Hợp đồng hợp nhất theo quy định tại Điều 200 của Luật Doanh nghiệp | 🗶 | 🗶 | 🗶 | 🗶 | ✔ |
Nghị quyết, quyết định phê duyệt hợp đồng hợp nhất hoặc sáp nhập công ty | 🗶 | 🗶 | 🗶 | 🗶 | ✔ |
Tùy theo trường hợp cần thay đổi của doanh nghiệp, bạn sẽ chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ theo yêu cầu của pháp luật. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình thủ tục thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên
Theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP (Điều 52), quy định các giấy tờ khi đăng ký thay đổi thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau:
Các loại
giấy tờ |
Trường hợp thay đổi Chủ sở hữu | ||||||
Tăng vốn (do thêm thành viên mới) | Do chuyển nhượng góp vốn | Do thừa kế | Do thành viên không thực hiện đúng cam kết về việc góp vốn | Do chuyển nhượng phần vốn góp qua hình thức tặng cho | Do sử dụng phần vốn góp để thanh toán nợ | Do quyết định chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất | |
Thông báo cập nhật thay đổi trong nội dung đăng ký của doanh nghiệp | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ |
Danh sách thành viên có chữ ký từ các cá nhân mới và những người có thay đổi về vốn góp | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ |
Quyết định, nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên liên quan đến sự thay đổi thành viên | ✔ | 🗶 | 🗶 | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ |
Bằng chứng về việc góp vốn từ thành viên mới | ✔ | 🗶 | 🗶 | 🗶 | 🗶 | 🗶 | ✔ |
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc tổ chức liên quan | ✔ | ✔ | ✔ | 🗶 | ✔ | ✔ | ✔ |
Sự chấp thuận từ Cơ quan đăng ký đầu tư cho các giao dịch góp vốn, mua cổ phần, hoặc chuyển nhượng từ nhà đầu tư nước ngoài (nếu áp dụng) | ✔ | ✔ | ✔ | 🗶 | ✔ | 🗶 | ✔ |
Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh giao dịch chuyển nhượng đã hoàn tất | 🗶 | ✔ | 🗶 | 🗶 | 🗶 | 🗶 | 🗶 |
Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trong trường hợp thừa kế) | 🗶 | 🗶 | ✔ | 🗶 | 🗶 | 🗶 | 🗶 |
Hợp đồng tặng cho phần vốn góp | 🗶 | 🗶 | 🗶 | 🗶 | ✔ | 🗶 | 🗶 |
Văn bản và giấy tờ chứng minh sử dụng vốn góp để trả nợ | 🗶 | 🗶 | 🗶 | 🗶 | 🗶 | ✔ | 🗶 |
Nghị quyết, quyết định và biên bản họp liên quan đến hoạt động chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp | 🗶 | 🗶 | 🗶 | 🗶 | 🗶 | 🗶 | ✔ |
Hợp đồng sáp nhập tuân theo quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp | 🗶 | 🗶 | 🗶 | ✔ | 🗶 | 🗶 | ✔ |
Hoàn thiện đầy đủ tài liệu giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp lý và đảm bảo quyền lợi khi thay đổi thành viên hoặc cấu trúc vốn.
Hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân
Khi chủ doanh nghiệp tư nhân bán, tặng cho doanh nghiệp hoặc qua đời, hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu phải tuân theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Các thành phần hồ sơ bao gồm:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp:
- Chữ ký của người bán hoặc người tặng cho (trong trường hợp bán hoặc tặng cho doanh nghiệp);
- Chữ ký của người mua hoặc người nhận tặng cho doanh nghiệp tư nhân;
- Chữ ký của người thừa kế (trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân qua đời).
Giấy tờ pháp lý cần thiết:
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân mua, nhận tặng cho doanh nghiệp, hoặc người thừa kế;
- Hợp đồng hoặc các giấy tờ chứng minh việc mua bán, tặng cho hoặc thừa kế doanh nghiệp tư nhân;
- Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân qua đời).
Việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ này là điều kiện cần thiết để hoàn tất thủ tục thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
Quy trình, thủ tục đăng ký thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh
Quy trình thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh có thể thực hiện qua hai hình thức sau đây:
Đăng ký trực tiếp
Dưới đây là các bước TinLaw liệt kê, giúp bạn hiểu rõ quy trình thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh:
- Bước 1: Nộp hồ sơ và đóng lệ phí
Bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ (tùy theo trường hợp của bạn) đã được TinLaw liệt kê chi tiết ở phần trên. Sau đó, tiến hành hành nộp hồ sơ về cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đồng thời, thực hiện thanh toán lệ phí đầy đủ theo yêu cầu.
Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính doanh nghiệp.
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp biên nhận và thông báo thời gian trả kết quả cho doanh nghiệp.
- Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới
- Nếu hồ sơ đăng ký của bạn là hợp lệ: Cơ quan quản lý sẽ cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh mới với thông tin đã được cập nhật.
- Nếu hồ sơ đăng ký là chưa hợp lệ: Cơ quan quản lý sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận và gửi thông báo bằng văn nêu rõ lý do từ chối.
- Thời gian xử lý: trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Nếu bạn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp, bạn có thể tham khảo những bước trên để nhanh chóng hoàn thành thủ tục nhé!
Đăng ký trực tuyến (online)
Quy trình đăng ký trực tuyến giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa các thủ tục hành chính. Dưới đây là các bước chi tiết để thực hiện đăng ký thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh qua Cổng thông tin quốc gia:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ dưới dạng điện tử
Người nộp hồ sơ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ yêu cầu, sau đó quét và chuyển chúng thành văn bản điện tử đúng định dạng.
- Bước 2: Đăng nhập vào Cổng thông tin Quốc gia
Truy cập Cổng thông tin quốc gia đăng ký doanh nghiệp bằng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng. Tiến hành tìm kiếm dịch vụ tại tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký và chọn mục “Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp”.
- Bước 3: Điền thông tin đăng ký
Nhập đầy đủ thông tin vào mẫu hồ sơ đăng ký thay đổi doanh nghiệp theo hướng dẫn. Chú ý cung cấp chính xác thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại và email của người nộp hồ sơ.
- Bước 4: Tải lên tài liệu và ký xác thực hồ sơ
Chọn các tài liệu đã chuẩn bị và tải lên hệ thống. Đảm bảo tài liệu được đặt tên đúng với loại giấy tờ và ký xác nhận hồ sơ bằng chữ ký số.
- Bước 5: Thanh toán lệ phí và nhận biên nhận
Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, thực hiện thanh toán lệ phí qua hệ thống trực tuyến. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp biên nhận và gửi kết quả, kèm giấy phép kinh doanh mới qua Cổng thông tin quốc gia.
Ngoài ra, chúng tôi cũng xin lưu ý: Khi ủy quyền, hồ sơ cần kèm theo các giấy tờ theo quy định tại Điều 84 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Tất cả thông tin đăng ký phải chính xác và đầy đủ như hồ sơ bản giấy.
Dịch vụ thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh tại TinLaw
Khi thực hiện thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp thường mắc phải nhiều thủ tục pháp lý phức tạp. TinLaw cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện, giúp bạn hoàn tất mọi bước trong quy trình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là những ưu điểm khi bạn lựa chọn TinLaw:
- Chuyên môn cao: Đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý của TinLaw có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp. Chúng tôi hiểu rõ các quy định pháp lý và sẽ đảm bảo rằng mọi thủ tục được thực hiện chính xác và hợp pháp.
- Tiết kiệm thời gian: TinLaw giúp bạn giảm thiểu tối đa thời gian xử lý thủ tục. Chúng tôi hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, giúp bạn tập trung vào công việc khác của doanh nghiệp.
- Tư vấn tận tâm: TinLaw giúp bạn hiểu rõ về các quy định pháp lý và đưa ra các giải pháp tối ưu cho tình huống cụ thể của doanh nghiệp. Chúng tôi luôn lắng nghe và đồng hành cùng bạn trong mọi bước đi.
- Đảm bảo tính hợp pháp: TinLaw cam kết thực hiện mọi thủ tục thay đổi người đứng tên theo đúng quy định pháp luật. Chúng tôi giúp bạn tránh được các sai sót hoặc rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thay đổi, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ trọn gói: Chúng tôi hỗ trợ xuyên suốt từ khi bạn bắt đầu thủ tục cho đến khi nhận giấy phép kinh doanh mới. TinLaw luôn đảm bảo rằng quy trình của bạn diễn ra một cách suôn sẻ và không gặp trở ngại.
TinLaw là đối tác đáng tin cậy giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh. Chúng tôi cam kết quá trình xin giấy phép diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và đúng pháp luật.
Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp liên quan đến thủ tục thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh. Những thông tin này sẽ giúp bạn nắm rõ quy trình và các yêu cầu pháp lý.
Mất bao lâu để thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh?
Theo Khoản 1 Điều 90 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, chủ doanh nghiệp phải thông báo về việc thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh. Thời gian thực hiện thủ tục này là trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi.
Cá nhân có thể đứng tên bao nhiêu công ty?
Theo pháp luật hiện hành, không quy định giới hạn 1 cá nhân có thể đứng tên bao nhiêu công ty. Tuy nhiên, các thông tin và hoạt động kinh doanh phải được rõ ràng, minh bạch và cần thực hiện đúng theo yêu cầu của pháp luật.
Người đứng tên công ty cần đáp ứng những điều kiện gì?
Người đứng tên không có tiền án, tiền sự và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Kết luận
Việc thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh là thủ tục phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp nắm vững quy định pháp lý. Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và lựa chọn phương thức nộp hồ sơ phù hợp để đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ. TinLaw luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong mọi thủ tục, liên hệ ngay với chúng tôi nhé!