You are here:

Giấy phép kinh doanh là gì? Lợi ích của giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là chứng nhận vô cùng quan trọng mà các cá nhân, tổ chức trước khi bước vào hoạt động kinh doanh cần phải có. Cùng dịch vụ làm giấy phép kinh doanh TinLaw tìm hiểu khái niệm giấy phép kinh doanh là gì và những lợi ích của nó qua bài viết dưới đây.

Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là giấy tờ, căn cứ pháp lý được cấp cho các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh nếu đáp ứng các điều kiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo luật doanh nghiệp 2020, ngành nghề đăng ký sẽ không hạn chế ngoại trừ kinh doanh ngành nghề có điều kiện đối với các doanh nghiệp trong nước.

Lý do phải đăng ký giấy phép kinh doanh

Khi được cấp giấy phép kinh doanh, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được hợp pháp hóa và được bảo vệ bởi pháp luật nhà nước. Là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát được hoạt động kinh doanh của các ngành nghề có điều kiện.

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trong nước tùy theo ngành nghề kinh doanh mà cần có các điều kiện khác nhau. Cơ bản cần đáp ứng một số điều kiện như:

Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất

Điều kiện về chứng chỉ hành nghề

Điều kiện về vốn pháp định

Những lợi ích khi đăng ký giấy phép kinh doanh

Khi đã đăng ký giấy phép kinh doanh, các hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được cho phép hoạt động và bảo vệ bởi cơ quan nhà nước.

Giấy phép kinh doanh thể hiện tư cách pháp nhân nếu là doanh nghiệp, khẳng định hoạt động kinh doanh hợp pháp, đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định, tạo sự tin tưởng với khách hàng, đối tác.

Cơ hội mở rộng thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh, thu hút đầu tư.

Giấy phép kinh doanh là căn cứ pháp lý hợp pháp rõ ràng để thuận lợi trong các hoạt động kinh doanh như giao dịch, mua bán, xây dựng mối quan hệ tối tác, được khách hàng tin tưởng.

Thuận tiện trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tập trung phát triển kinh doanh mà không lo các vấn đề về quyền lợi của giấy phép kinh doanh.

Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh sẽ nhận được các lợi ích từ nhà nước như hỗ trợ vay vốn, trừ thuế và bảo về từ pháp luật…

Những lợi ích của giấy phép kinh doanh theo TinLaw

Những lợi ích của giấy phép kinh doanh theo TinLaw

Nội dung của giấy phép kinh doanh

Nội dung của giấy phép kinh doanh sẽ tùy vào ngành nghề dự định kinh doanh khách nhau. Sau đây là một số nội dung cơ bản của giấy phép kinh doanh.

Tên doanh nghiệp bao gồm tên đầy đủ, tên viết tắt và tên nước ngoài của doanh nghiệp;

Địa chỉ trụ sở kinh doanh chính và người đại diện theo pháp luật;

Mã số doanh nghiệp cũng đồng thời là mã số xuất nhập khẩu;

Ngành nghề kinh doanh;

Phạm vi hoạt động kinh doanh;

Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

Thời hạn giấy phép bao gồm ngày cấp;

Một số nội dung cập nhật khác.

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Trước khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh phải lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp. Tùy loại hình kinh doanh mà có hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh khác nhau.

Đăng ký giấy phép kinh doanh theo hộ cá thể: Quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, hộ kinh doanh cá nhân hoặc hộ kinh doanh gia đình.

Đăng ký giấy phép kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp sẽ có các loại hình doanh nghiệp như sau:

Công ty TNHH (bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên)

Công ty cổ phần

Công ty hợp danh

Doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh theo hộ cá thể

  • Đơn xin đăng ký kinh doanh theo hộ cá thể
  • Bản sao hộ khẩu công chứng
  • Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân công chứng
  • Bản sao hộ chiếu công chứng
  • Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh (nếu là địa điểm thuê), giấy chủ quyền nhà (nếu là chủ sỡ hữu)

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh theo doanh nghiệp

  • Bản sao công chứng hộ chiếu, chứng minh nhân dân/căn cước công dân của tất cả thành viên góp vốn, đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
  • Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh (nếu là địa điểm thuê), giấy chủ quyền nhà (nếu là chủ sỡ hữu)
  • Đơn xin đăng ký giấy phép kinh doanh theo mẫu của Sở kế hoạch và Đầu tư
  • Dự thảo điệu lệ thành lập doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên góp vốn
  • Giấy ủy quyền đại diện (nếu nộp đơn đăng ký thông qua đại diện)

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh theo loại hình kinh doanh mà quý khách hàng lựa chọn.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp

Thời gian nộp hồ sơ và xử lý hồ sơ đến khi có kết quả trung bình từ 3-5 ngày làm việc. Trường hợp có nhiều hồ sơ cần xử lý thì thời gian sẽ lâu hơn dự kiến.

TinLaw hướng dẫn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

TinLaw hướng dẫn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Các câu hỏi thường gặp

Xin cấp giấy phép kinh doanh ở đâu?

Doanh nghiệp: Xin cấp giấy phép kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

Hộ kinh doanh: Xin cấp giấy phép kinh doanh tại phòng chuyên môn của UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thời gian xin giấy phép kinh doanh là bao lâu?

Thời gian xin giấy phép kinh doanh trung bình từ 5-7 ngày làm việc. Nếu có nhu cầu lấy gắp, liên hệ dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh TinLaw sẽ hỗ trợ cho quý khách hàng có kết quả trong 3 ngày.

Thời hạn của giấy phép kinh doanh?

Giấy phép kinh doanh có thời hạn bao nhiêu tùy vào ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và cơ quan cấp giấy sẽ ghi rõ thời gian hiệu lực trong giấy phép được cấp

Đối với các ngành nghề không có điều kiện kinh doanh thì thời hạn của giấy phép kinh doanh không quy định thời gian cụ thể.

Bài viết trên TinLaw đã cung cấp cho quý khách hàng nắm thông tin giấy phép kinh doanh là gì, và những thông tin liên quan khác. Nếu có thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ tồng đài 1900 633 306 để được tư vấn hỗ trợ.

Picture of Ls Nguyễn Thị Hồng Nhung
Ls Nguyễn Thị Hồng Nhung
Với 7 năm gắn bó sâu sắc cùng ngành, Luật sư Nhung đã hỗ trợ hiệu quả nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn