You are here:

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo quy định mới nhất hiện nay

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì? Doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế? Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Hãy cùng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu TinLaw tìm hiểu chi tiết về hồ sơ và thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu quốc tế nhé!

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì?

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là việc nộp đơn xin cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu tại một quốc gia cụ thể. Điều này nhằm mục đích bảo vệ nhãn hiệu ở phạm vi ngoài lãnh thổ khỏi nguy cơ làm giả hoặc đạo nhái. Đây được coi là cơ sở thể hiện quyền sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiệu lực của quyền bảo hộ nhãn hiệu chỉ có tác dụng tại quốc gia đã đăng ký bảo hộ. 

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì?

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì?

Hiện nay, doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo 2 hình thức: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước tiêu thụ sản phẩm hoặc hệ thống Madrid thông qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Điều kiện để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế

Các yêu cầu và điều kiện khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế như sau:

  • Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu làm bằng tiếng Pháp trong trường hợp nước mà doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ là thành viên của thỏa ước Madrid và không có nước nào là thành viên Nghị định thư Madrid.
  • Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp trong trường hợp nước mà doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ vừa là thành viên Nghị định thư Madrid và có cả quốc gia thuộc thỏa ước Madrid.
  • Người đã nộp đơn đăng ký/đã được cấp giấy nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu qua hệ thống Madrid.
Điều kiện để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế

Điều kiện để đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Như vậy, doanh nghiệp cần đáp ứng một trong những điều kiện trên thì mới có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế.

Bài viết liên quan:

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam tại nước ngoài

Doanh nghiệp tại Việt Nam đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục theo hướng dẫn bên dưới.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp tại nước ngoài

Những giấy tờ bạn cần chuẩn bị để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế tại nước ngoài bao gồm:

  • Mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế.
  • Mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ thuộc nhãn hiệu.
  • Chứng từ đã thanh toán phí, lệ phí đối với trường hợp nộp phí qua dịch vụ bưu chính hoặc tài khoản Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Mẫu tờ khai thông tin người nộp đơn.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp tại nước ngoài

Việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên sẽ giúp doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu quốc tế thuận lợi và nhanh chóng.

Thủ tục thực hiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại nước ngoài

 Doanh nghiệp tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo các bước sau:

  • Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Cục Sở hữu trí tuệ của quốc gia cần được bảo hộ. 
  • Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định hình thức, nội dung và kiểm tra khả năng trùng lặp với nhãn hiệu khác. Khi hồ sơ hợp lệ, Cục sẽ công bố trên công báo sở hữu công nghiệp.
  • Bước 3: Doanh nghiệp nhận thông báo cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối đăng ký nhãn hiệu quốc tế.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Thủ tục thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế tại nước ngoài

Về thời gian hoàn tất cấp giấy đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ kéo dài từ 12 – 24 tháng làm việc.

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid

Hệ thống Madrid là hệ thống đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được quản lý bởi Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Thông qua hệ thống này, nhiều doanh nghiệp tại các nước có thể đăng ký nhãn hiệu quốc tế cùng thời điểm. Hệ thống này bao gồm Thỏa ước Madrid (MA) và Nghị định thư Madrid (MP) cho phép doanh nghiệp lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid

Những giấy tờ cần chuẩn bị để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế trên hệ thống Madrid bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (đối với đơn theo Nghị định thư Madrid)
  • Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp đã được công chứng (đối với tổ chức)
  • Hộ chiếu đã chứng thực (đối với cá nhân)
  • Mẫu nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam
  • Danh mục sản phẩm có mang nhãn hiệu
  • Giấy ủy quyền làm thủ tục (đối với đơn nộp thông qua đại diện)
  • Văn bản chứng minh quyền đăng ký (đối với người thụ hưởng quyền của người khác)
  • Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên (nếu có)
  • Bản cam kết sử dụng nhãn hiệu tại nước xin bảo hộ (đối với các nước Singapore, Ireland, Anh và Mỹ)
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid

Với những giấy tờ trên, bạn sẽ hoàn tất bước đầu tiên trong quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế qua hệ thống Madrid.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua hệ thống Madrid

Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế qua hệ thống Madrid được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế tại Cục Sở hữu trí tuệ. 
  • Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định về tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ. 
  • Bước 3: Tiếp theo, Cục sẽ chuyển đơn đăng ký hợp lệ cho Văn phòng quốc tế của WIPO trong vòng 1 tháng.
  • Bước 4: Nếu WIPO nhận đơn trong vòng 2 tháng tính từ ngày nộp tại Cục thì ngày nộp đơn quốc tế chính là ngày nộp tại Việt Nam. Ngược lại, nếu thời gian quá 2 tháng thì ngày nhận đơn tại WIPO chính là ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. 
  • Bước 5: Sau đó, WIPO sẽ thẩm định hình thức đơn đăng ký. Khi hồ sơ hợp lệ, đơn đăng ký sẽ dịch sang ngôn ngữ khác và công bố trên công báo sở hữu công nghiệp.
  • Bước 6: Cơ quan đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia thành viên được chỉ định bảo hộ tiếp nhận đơn đăng ký. Đồng thời, họ sẽ thẩm định nội dung trong vòng 12 -18 tháng. Trong trường hợp, thẩm định quá thời hạn và không có phản hồi, nhãn hiệu được xem là có hiệu lực tại các quốc gia đó.
  • Bước 7: Doanh nghiệp nhận thông báo kết quả đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua hệ thống Madrid

Như vậy, doanh nghiệp có thể xem xét nộp đơn thông qua hệ thống Madrid để tiết kiệm thời gian và dễ dàng theo dõi kết quả.

Xem thêm: Nhãn hiệu tập thể là gì? Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu tập thể

Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế

Khi doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ nhận được các lợi ích như sau:

  • Mở rộng cơ hội kinh doanh quốc tế: Doanh nghiệp có thể thâm nhập thị trường nước ngoài và kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử quốc tế như Amazon, eBay,…
  • Độc quyền sở hữu và sử dụng nhãn hiệu: Doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng nhãn hiệu trong lĩnh vực đã đăng ký. Điều này giúp ngăn chặn các hành vi sao chép, làm giả, hoặc sử dụng trái phép nhãn hiệu của doanh nghiệp.
  • Tăng lợi thế cạnh tranh: Người tiêu dùng và đối tác thường có xu hướng tin tưởng thương hiệu có bảo hộ hợp pháp. Từ đó, doanh nghiệp tạo dựng được uy tín và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
  • Dễ dàng chuyển nhượng và cấp phép sử dụng: Nhãn hiệu đã đăng ký có thể chuyển nhượng, bán hoặc cấp phép sử dụng cho bên thứ ba để thu phí bản quyền. Đây là một tài sản trí tuệ có giá trị, giúp doanh nghiệp tăng thêm nguồn thu nhập và mở rộng phạm vi thương hiệu.
  • Ngăn chặn nguy cơ mất quyền sở hữu nhãn hiệu: Đăng ký trước giúp doanh nghiệp bảo vệ nhãn hiệu tại các quốc gia có quy định bảo hộ theo nguyên tắc “first-to-file” (người nộp đơn trước được quyền sở hữu nhãn hiệu). 
  • Tạo nền tảng phát triển bền vững: Nhãn hiệu được bảo hộ quốc tế giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong các hoạt động quảng bá, hợp tác phát triển. Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược gọi vốn đầu tư, đặc biệt thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế

Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế

Theo đó, việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế mang lại nhiều lợi ích quan trọng dành cho doanh nghiệp kinh doanh tại nước ngoài. Nếu bạn cần hỗ trợ thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế, hãy liên hệ TinLaw để được hỗ trợ nhé!

Bài viết liên quan: Cách đăng ký thương hiệu cá nhân nhanh chóng

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Những lưu ý quan trọng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế mà doanh nghiệp cần quan tâm bao gồm:

  • Trước khi đăng ký tại Hệ thống Madrid, nhãn hiệu đã có Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Quyết định chấp thuận hình thức đơn tại nước sở tại. 
  • Đơn đăng ký tại Hệ thống Madrid phải điền đầy đủ theo mẫu và nộp kèm mẫu nhãn hiệu. Trong đơn, người nộp phải chỉ rõ các quốc gia thành viên của Thỏa ước Madrid mà họ mong muốn nhãn hiệu được bảo vệ.
  • Mỗi quốc gia thành viên tiến hành xét duyệt đơn độc lập khi đăng ký theo Hệ thống Madrid. Vì vậy, khi một quốc gia từ chối bảo hộ không ảnh hưởng đến việc bảo vệ nhãn hiệu tại các quốc gia khác. 
  • Trong vòng 12 tháng kể từ ngày nộp đơn hợp lệ, nhãn hiệu sẽ được chấp nhận bảo vệ tại các quốc gia đã chỉ định trong đơn.
  • Thời gian bảo vệ nhãn hiệu quốc tế là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần.
  • Doanh nghiệp sẽ phải nộp phí đăng ký theo quy định khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế.
lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Ngoài ra, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các quy định của từng quốc gia để quá trình đăng ký diễn ra thuận lợi.

Kết luận

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là thủ tục quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu khi doanh nghiệp kinh doanh tại nước ngoài. Nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ dịch vụ, hãy liên hệ TinLaw để quá trình xin giấy đăng ký diễn ra suôn sẻ.

Picture of Ls Nguyễn Thị Hồng Nhung
Ls Nguyễn Thị Hồng Nhung
Với 7 năm gắn bó sâu sắc cùng ngành, Luật sư Nhung đã hỗ trợ hiệu quả nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn