You are here:

Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu liên kết

Đăng ký nhãn hiệu liên kết là rất cần thiết đối với chủ sở hữu có nhiều thương hiệu hoặc mặt hàng sản phẩm khác nhau, công tác này đảm bảo quyền sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu và tránh tranh chấp với các đối thủ kinh doanh. Cùng dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu TinLaw tìm hiểu thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết qua bài viết dưới đây.

1. Nhãn hiệu liên kết là gì?

Theo khoản 19 điều 4 Những quy định chung Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội,

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.”

Nhãn hiệu liên kết đặc biệt hơn những loại nhãn hiệu khác

Nhãn hiệu liên kết đặc biệt hơn những loại nhãn hiệu khác

2 đặc điểm của nhãn hiệu liên kết:

  • Những nhãn hiệu này có cùng chủ sở hữu
  • Nhãn hiệu phải có dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã có trước đó, nếu không thì chúng phải được dùng cho những hàng hoá, dịch vụ giống nhau.

Điều kiện để nhãn hiệu liên kết được bảo hộ?

  • Nhãn hiệu liên kết được bảo hộ nếu chúng đáp ứng 2 điều kiện theo sau:

Mục 4. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019) có viết:

“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
  • Không thuộc các trường hợp được nêu trong điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ

“Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

  1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết?

Trước khi đăng ký nhãn hiệu liên kết, chủ sở hữu nên kiểm tra khả năng đăng ký thành công bằng việc kiểm tra đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu liên kết:

  • Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu liên kết, đơn có thể nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp
  • Thẩm định hình thức đơn. Trong trường hợp đơn không hợp lệ thì người nộp đơn có 2 tháng để chỉnh sửa hoặc nếu ý kiến về đơn, nếu bản chỉnh sửa hoặc ý kiến không xác đáng thì đơn bị từ chối chấp nhận. Thẩm định hình thức thường thực hiện trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn
  • Công bố đơn. Tức là đơn hợp lệ và được công bố trên trang Công báo sở hữu công nghiệp.
  • Thẩm định nội dung đơn. Đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu liên kết.
  • Ra quyết định về việc có cấp văn bằng hay không.
  • Nếu nhãn hiệu liên kết đó không đáp ứng được các điều kiện thì đơn đăng kí bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
  • Nếu nhãn hiệu đáp ứng đủ các điều kiện đồng thời chủ sở hữu nộp lệ phí đúng hạn thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên kết bao gồm những gì?

Để đăng ký nhãn hiệu liên kết, chủ sở hữu phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm:

  • 1 Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
  • 1 Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
  • 1 Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác
  • 1 Tờ khai đăng kí nhãn hiệu
  • Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
  • 1 Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

Lệ phí đăng ký nhãn hiệu liên kết là bao nhiêu?

Hiện nay cổng dịch vụ công quốc gia quy định các mức phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu liên kết như sau:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
  • Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
  • Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại TinLaw

TinLaw là đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu liên kết, thương hiệu độc quyền với cam kết liên tục cập nhật tiến độ đăng ký cho Quý khách hàng, quy trình làm việc minh bạch và không phát sinh thêm chi phí.

Đăng ký nhãn hiệu liên kết để được bảo vệ bởi Luật Sở hữu Trí tuệ

Đăng ký nhãn hiệu liên kết để được bảo vệ bởi Luật Sở hữu Trí tuệ

Quy trình dịch vụ đăng ký nhãn hiệu liên kết tại TinLaw:

  1. Liên hệ tư vấn
  2. Kí hợp đồng dịch vụ
  3. Tiến hành dịch vụ

Các bước tiến hành dịch vụ:

  • Tư vấn và tra cứu nhãn hiệu
  • Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu
  • Theo dõi quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu
  • Nhận và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Câu hỏi thường gặp:

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu liên kết ở đâu?

Đơn đăng ký nhãn hiệu liên kết có thể được nộp trực tiếp 1 trong 3 cơ sở của Cục Sở hữu Trí tuệ

  • 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
  • Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
  • Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Ngoài ra cá nhân cũng có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Tuy nhiên trước đó phải thanh toán phí qua dịch vụ của bưu điện và gửi Giấy biên nhận chuyển tiền kèm hồ sơ đến các điểm tiếp nhận hồ sơ bên trên.

Ví dụ về nhãn hiệu liên kết?

Các nhãn hiệu liên kết có dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã có trước đó: Dior Womens Wear, Dior Homme, Dior Cosmetics, Dior Fragrance và Dior Kid đều là nhãn hiệu tương tự nhau của thương hiệu Dior.

Các nhãn hiệu được dùng cho những hàng hoá, dịch vụ giống nhau: Bugatti Chiron, Bugatti Veyron, Bugatti Cento Dieci, Bugatti La Voiture Noire là các nhãn hiệu cho dòng sản phẩm xe hơi của Bugatti.

Picture of Ls Nguyễn Thị Hồng Nhung
Ls Nguyễn Thị Hồng Nhung
Với 7 năm gắn bó sâu sắc cùng ngành, Luật sư Nhung đã hỗ trợ hiệu quả nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn