Ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định đến doanh thu của công ty, tuy nhiên doanh nghiệp không được tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà chỉ đầu tư vào lĩnh vực theo đúng quy định của pháp luật.
Văn phòng đại diện là đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp, chính vì thế quy định về ngành nghề kinh doanh của văn phòng đại diện có nhiều điểm khác biệt.
1. Quy định về ngành nghề kinh doanh của văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện chỉ được thực hiện các chức năng sau đây:
- Thực hiện chức năng liên lạc thuần túy.
- VPĐD chỉ được tổ chức hoạt động nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu thị trường.
- Thực hiện cung cấp thông tin, quản bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm doanh nghiệp.
Tóm lại, văn phòng đại diện được kinh doanh tất cả ngành nghề, lĩnh vực. Tuy nhiên, hoạt động này phải theo đúng phạm vi như đã nêu trên.
Ngoài ra, doanh nghiệp hoạt động các lĩnh vực du lịch, xây dựng, tư vấn,…không được tổ chức tại một VPĐD trực thuộc cùng tỉnh/thành phố với trụ sở chính, thành lập văn phòng đại diện khác tỉnh/thành phố là một lựa chọn hợp lý.
Doanh nghiệp cần lưu ý về quy định hoạt động của VPĐD
2. Một số lưu ý về ngành nghề khi thành lập văn phòng đại diện
- Quy định về ký kết hợp đồng của Văn phòng đại diện
- Văn phòng đại diện không được tự ý ký kết hợp đồng, mà chỉ được thực hiện ký kết theo ủy quyền của doanh nghiệp.
- Nội dung ủy quyền về việc ký kết hợp đồng là phần không thể tách rời trong hợp đồng.
- Nghĩa vụ đóng thuế của VPĐD
- Tùy theo quy mô và chức năng cụ thể sẽ là căn cứ để quyết định VPĐD có đóng thuế không. Doanh nghiệp hãy liên hệ với các công ty cung cấp dịch vụ thành lập văn phòng đại diện để được hướng dẫn cụ thể.
3. Các hoạt động bị cấm tổ chức thực hiện tại văn phòng đại diện
Tổ chức các hoạt động kinh doanh có doanh thu.
- VPĐD chỉ được ký kết các hợp đồng do doanh nghiệp ủy quyền, tuy nhiên hợp đồng mới được thực hiện lần đầu thì VPĐD không được ký kết.
- Tất cả nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện nên việc hạch toán của văn phòng đại diện là phụ thuộc vào doanh nghiệp.
4. Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
- Thông báo bằng văn bản về việc thành lập VPĐD.
- Quyết định bằng văn bản thành lập VPĐD.
- Biên bản họp quyết định thành lập VPĐD.
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.
- Hồ sơ cá nhân của người đứng đầu VPĐD.
Trên đây là thông tin về ngành nghề kinh doanh của văn phòng đại diện, mọi thông tin thắc mắc hãy liên hệ tới chuyên viên tư vấn của TinLaw để được hướng dẫn chi tiết.
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239