Doanh nghiệp thường hay thắc mắc IRC, ERC là gì và giữa ERC, IRC và BRC có điểm gì khác biệt. Đặc biệt là những doanh nghiệp nước ngoài. Bởi vì nhà đầu tư nước ngoài muốn hoạt động tại thị trường Việt Nam phải đăng ký ERC và IRC. Hãy cùng TinLaw tìm hiểu về những thông tin trên qua bài viết bên dưới đây nhé.
ERC là gì? Nội dung trong ERC
ERC là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đây là viết tắt của cụm từ Enterprise Registration Certificate. Đối với các công ty có vốn nước nước ngoài thì cụm từ ERC được sử dụng rất nhiều.
Các nội dung được bao gồm trong Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) là:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Họ tên, địa chỉ, quốc tịch, số giấy tờ của:
- Người đại diện theo pháp luật (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần);
- Thành viên hợp danh (công ty hợp danh);
- Chủ doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân);
- Thành viên là cá nhân (công ty trách nhiệm hữu hạn);
- Thành viên là tổ chức (công ty trách nhiệm hữu hạn).
- Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) sẽ được cấp bởi Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư. Thông qua giấy chứng nhận ERC, doanh nghiệp có thể chứng minh rằng mình đáp ứng các yêu cầu pháp lý. Khi nắm rõ được ERC là gì thì doanh nghiệp sẽ được bắt đầu kinh doanh chính thức tại thị trường Việt Nam.
IRC là gì? Nội dung trong IRC
IRC là giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, viết tắt của cụm từ Investment Registration Certificate. Giấy phép này được cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo Điều 40 Luật Đầu tư 2020, nội dung trong Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm 10 mục:
- Tên dự án đầu tư;
- Nhà đầu tư;
- Mã số dự án đầu tư;
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng;
- Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư;
- Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động);
- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
- a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
- b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
- Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có);
- Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Giấy chứng nhận Đăng ký đầu tư (IRC) do Phòng kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và đầu tư cấp. Thông qua việc được cấp IRC, doanh nghiệp đã đáp ứng yêu cầu pháp lý và được phép tham gia vào các hoạt động đầu tư. Chẳng hạn như: đầu tư trực tiếp, đầu tư nước ngoài, hoặc các hoạt động liên quan đến đầu tư khác.
BRC là gì? Nội dung trong BRC
BRC là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Văn bản này cho phép các cá nhân, tổ chức hoặc hộ kinh doanh hoạt động và được pháp luật Nhà nước bảo vệ.
Thường thì giấy phép này được cấp cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động kinh doanh nhất định. Chẳng hạn như: phân phối bán lẻ hàng hóa, cung cấp dịch vụ logistics, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử,.. Đi kèm với giấy phép này sẽ có một số điều kiện cụ thể được quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – BRC bao gồm:
- Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa);
- Địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh;
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn kinh doanh;
- Chủ thể thành lập hộ kinh doanh;
- Thông tin về chủ hộ kinh doanh;
- Danh sách thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Chứng nhận BRC (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) không được cấp bởi một cơ quan duy nhất. Loại giấy này được cấp bởi các tổ chức chứng nhận độc lập được Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc (BRC) công nhận.
Phân biệt 3 loại Giấy phép ERC, IRC và BRC
Thế thì IRC, BRC, ERC là gì? Cụ thể thì ERC, IRC hay BRC đều là Giấy phép cấp cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên 3 loại Giấy phép này có chức năng hoàn toàn khác nhau và điều kiện cấp phép cũng khác nhau.
ERC | IRC | BRC | |
Khái niệm | Là giấy phép đầu tiên mà doanh nghiệp có vốn nước ngoài cần có nếu muốn hoạt động tại Việt Nam;
Doanh nghiệp được cấp giấy phép này đồng nghĩa với việc đã có tư cách pháp nhân; Khi đó doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động và có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước Việt Nam. |
Là giấy phép cấp cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài có dự án đầu tư tại Việt Nam. | Được cấp sau khi doanh nghiệp đã sở hữu ERC và IRC để hoạt động kinh doanh một số ngành nghề nhất định. |
Cơ quan cấp | Do Phòng Đăng ký kinh doanh cấp. | Do phòng kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và đầu tư cấp. | Do Sở Công thương cấp. |
Điều kiện cấp | Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư; Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật Đầu tư 2020; Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có); Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. |
Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp 2020; Hồ sơ và lệ phí đăng ký doanh nghiệp phải đầy đủ và hợp lệ;
|
Nếu muốn đăng ký BRC phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh của ngành nghề đó mới được phép kinh doanh;
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
|
Bên trên là bảng phân biệt 3 loại giấy phép ERC, IRC và BRC mà bạn nên tham khảo. Khi nắm rõ và phân biệt đc IRC, BRC, ERC là gì sẽ khiến bạn nhớ lâu hơn. Việc phân loại rõ ràng và có nhận định phù hợp về 3 loại giấy phép này sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.
Câu hỏi thường gặp
Dù hiểu được IRC, BRC, ERC là gì nhưng có thể thấy rằng những loại giấy phép này vẫn còn khá mới lạ với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về ERC mà bạn nên tham khảo.
ERC có lợi ích gì?
ERC mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:
- Xác nhận tính hợp pháp: ERC là bằng chứng xác nhận doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tăng cường uy tín: Việc sở hữu ERC giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín với khách hàng, đối tác và cơ quan nhà nước.
- Mở rộng cơ hội kinh doanh: ERC giúp doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động đấu thầu, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước.
- Thực hiện thủ tục hành chính: ERC là giấy tờ cần thiết để doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như nộp thuế, xin giấy phép kinh doanh, v.v.
Từ những lợi ích trên, có thể thấy sở hữu được giấy chứng nhận ERC sẽ là một lợi thế cho doanh nghiệp. Nhất là trong giai đoạn mở rộng thị trường kinh doanh.
Có những tiêu chuẩn giấy phép nào khác ERC không?
Sau khi tìm hiểu và biết được ERC là gì thì ngoài ERC, còn có một số tiêu chuẩn giấy phép khác mà doanh nghiệp cần có như:
- Giấy phép kinh doanh (GPKD): GPKD được cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
- Chứng nhận đầu tư (CI): CI được cấp cho các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng đường bộ: Giấy chứng nhận này được cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng đường bộ.
Tùy vào tình hình phát triển, kinh doanh mà doanh nghiệp nên lựa chọn những loại giấy phép phù hợp. Nhưng bên cạnh đó cũng nên có những loại giấy phép bắt buộc để đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ pháp luật. Sau nắm rõ về IRC, BRC, ERC là gì thì doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu thêm các loại giấy phép khác nếu cần nhé.
Loại ERC nào phổ biến nhất? Tại sao?
ERC phổ biến nhất là ERC cho công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC). Lý do là vì LLC là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam do tính linh hoạt và dễ dàng thành lập.
Ngoài ra, ERC cho công ty cổ phần (CP) cũng khá phổ biến. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn và muốn huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư.
Kết luận
Qua bài viết trên có phải bạn đã nắm được IRC là gì và ERC là gì rồi phải không? Đây là 3 loại Giấy phép dành cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài mà các doanh nghiệp nên nắm rõ. Hãy liên hệ ngay với TinLaw nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn nhé.
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239