You are here:

Điều kiện và thủ tục thành lập công ty mẹ và công ty con

Điều kiện và thủ tục thành lập công ty mẹ và công ty con

Nội dung câu hỏi: Chào Công ty Luật TinLaw, tôi có 2 Công ty cổ phần và tôi muốn từ hai công ty này thành lập công ty mẹ và công ty con thì có những điều kiện gì, cần lưu ý những vấn đề nào và có cần thủ tục xác nhận điều này không ạ? Mong quý Công ty tư vấn giúp tôi.

Công ty Luật TinLaw trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn pháp lý đến Công ty Luật Tinlaw. Nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thành lập “Công ty mẹ – công ty con” là khái niệm dùng để chỉ một tổ hợp các công ty có mối quan hệ với nhau về sở hữu, độc lập về mặt pháp lý và chịu sự kiểm soát chung của một công ty có vai trò trung tâm quyền lực, nắm giữ quyền chi phối các công ty còn lại thông qua đầu tư vốn dưới dạng quyền sở hữu cổ phần hay phần vốn góp của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền chi phối về mặt tổ chức cũng như hoạt động của các công ty khác trong tổ hợp. Như vậy, để trở thành công ty mẹ của công ty khác thì phải có hai điều kiện đó là có vốn đầu tư vào công ty đó và nắm quyền chi phối công ty đó.

Để trở thành công ty mẹ cần có vốn đầu tư và nắm quyền chi phối
Để trở thành công ty mẹ cần có vốn đầu tư và nắm quyền chi phối

Căn cứ quy định Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014

  1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

2. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 96/2015/NĐ-CP thì sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau.

  1. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.

Bao gồm góp vốn, mua cổ phần để thành lập doanh nghiệp mới, mua phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.

Các công ty không có cổ phần, phần vốn góp nhà nước nắm giữ đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 có quyền mua bán, chuyển nhượng, tăng, giảm phần vốn góp, số cổ phần nhưng không được làm tăng tỷ lệ sở hữu chéo hiện có.

Như vậy để 2 công ty của bạn trở thành mẹ con thì phải tiến hành góp vốn theo quy định trên.

Một số lưu ý khi bạn mua cổ phần của công ty con về điều kiện quyết định:

Sẽ cần có biên bản họp, quyết định của hội đồng quản trị theo Điểm h Khoản 2 Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2014 là thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng và giao dịch quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 135, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 162 của Luật này;

Cần xem xét tình hình thực tế để biết có nên thành công công ty mẹ - con hay không
Cần xem xét tình hình thực tế để biết có nên thành lập công ty mẹ – con hay không

Trường hợp cần quyết định của hội đồng cổ đông theo Điểm d Khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014 là quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;

Như vậy, đối với trường hợp này bạn cần đối chiếu giữa điều lệ công ty và áp dụng thực tế đối với trường hợp của công ty bạn để xác định yêu cầu của luật về việc ra quyết định theo mô hình “Công ty mẹ – Công ty con”.

Trên đây là quan điểm tư vấn của TinLaw đối với vấn đề thành lập Công ty mẹ – Công ty con mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT