Nhãn hiệu là dấu hiệu để nhận biết, phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức hay cá nhân khác nhau (Theo điều khoản 16 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi và bổ sung 2009). Để được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu đối cần thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Trong bài vết này, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu TinLaw sẽ hướng dẫn cách đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo độc quyền. Cùng theo dõi nhé!
Thương hiệu, nhãn hiệu, logo có mối liên kết gì với nhau?
Thương hiệu, nhãn hiệu, logo có thể là hình ảnh, chữ cái hoặc kết hợp giữa hai yếu tố trên, về cơ bản 3 thuật ngữ này mang ý nghĩa giống nhau. Trong đó, nhãn hiệu là thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản pháp luật. Còn thương hiệu, logo được đa số mọi người sử dụng trong đời thường.
Như vậy, khi nói đến đăng ký thương hiệu, đăng ký logo, đăng ký nhãn hiệu thì chính là thực hiện cùng 1 thủ tục nhé.
Cách đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo độc quyền
Bước 1: Xác định nhãn hiệu sẽ dùng để đăng ký bảo hộ
Bước đầu tiên cần thực hiện đó là xác định được nhãn hiệu sẽ dùng để nộp đơn đăng ký cấp văn bằng bảo hộ.
Pháp luật yêu cầu nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Lưu ý các yếu tố không được cấp băn bằng bảo hộ gồm:
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là hình, hình học đơn giản, chữ cái, chữ số thuộc ngôn ngữ không thông dụng.
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là biểu tượng quy ước, dấu hiệu, hình vẽ, tên gọi của dịch vụ, hàng hóa văng các ngôn ngữ.
- Không nên thiết kế nhãn hiệu là các dấu hiệu chỉ địa điểm, thời gian, số lượng, chủng loại, tính chất, công dụng,….
- Không thiết kế nhãn hiệu là dấu hiệu mô tả lĩnh vực kinh doanh, hình thức pháp lý.
- Không thiết kế nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của dịch vụ, hàng hóa.
Bước 2: Xác định nhóm sản phẩm, dịch vụ sẽ đăng ký độc quyền
Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn cần xác định nhóm sản phẩm, dịch vụ sẽ đăng ký độc quyền. Để phân loại được nhóm hàng hoá, dịch vụ phải dựa vào chuyên môn về nhãn hiệu.
Hiện nay, việc phân nhóm nhãn hiệu được dựa theo Bảng phân loại quốc tế Ni-xơ về nhãn hiệu. Hầu hết việc đăng ký nhãn hiệu của các nước trên thế giới đều áp dụng bảng phân loại này. Các bạn có thể xem tại website cục Sở hữu trí tuệ noip.gov.vn/nhan-hieu
Có rất nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Nhưng, hàng hoá dịch vụ theo Bảng phân loại Ni-xơ nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ.
- Ví dụ: Nhóm 03: Mỹ phẩm; Chế phẩm chăm sóc tóc; …
- Nhóm 05: Dược phẩm; Thực phẩm chức năng; Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng; …
Tại Việt Nam, tính phí đăng ký căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Như vậy, một đơn đăng ký càng nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ càng nhiều phí. Ngoài ra, một nhãn hiệu có thể đăng ký cho nhiều loại hàng hoá, dịch vụ.
Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu kéo dài rất lâu mới có kết quả, trong khi đó luật pháp sẽ ưu tiên cho người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sớm hơn. Nếu không may nhãn hiệu của bạn giống với một nhãn hiệu của công ty khác và đã nó được nộp đơn đăng ký trước thì khả năng cao yêu cầu cấp bảo hộ của bạn không được chấp nhận.
Do đó, bước này không bắt buộc phải thực hiện, nhưng nó lại cực kỳ quan trọng đối với chủ sở hữu. Mục đích của việc tra cứu nhãn hiệu là căn cứ để xác định khả năng đăng ký của thương hiệu.
Bước 4: Hoàn thiện về hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ
- Về mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu
- Bạn sử dụng tờ khai đăng ký nhãn hiệu mẫu 04-NH theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN
- Bạn nên làm 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu để khi nộp được Cục sở hữu trí tuệ đóng dấu và dán mã vạch trả lại cho bạn 01 bản.
- Về mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- Bạn sử dụng 02 mẫu nhãn dán trên 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu, và nộp kèm 08 mẫu nhãn rời. Lưu ý kích thước mẫu nhãn không vượt quá 80x80cm
- Cách mô tả nhãn hiệu trong tài khai đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Điều 105 Luật sở hữu trí tuệ: “Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.”
- Về thông tin cần điền trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu bạn nên đặc biệt lưu ý phần trình bàu về nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ. Theo quy định thì “Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.”
Bước 4: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho Cục SHTT
Cơ quan có thẩm quyền quyết định đơn đăng ký của mọi người chính là Cục Sở hữu trí tuệ. Mọi người có thể đến trực tiếp địa chỉ của cục ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để nộp hồ sơ hoặc nếu khoảng cách quá xa quý khách hàng có thể gửi qua đường bưu điện.
Địa chỉ nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Hà Nội
- Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 024 3858 3069
Địa chỉ nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Hồ Chí Minh
- Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại miền nam: Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí MinhĐiện thoại : Tel: (08) 3920 8483 – 3920 8485 Fax: (08) 3920 8486
Địa chỉ nộp đơn đăng ký thương hiệu tại thành phố Đà Nẵng:
- Văn phòng đại diện Cục SHTT tại miền Trung: Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 0511.3889955Điện thoại : (0511) 3889955 ; Mobile Phone : 0903502566Fax : (0511) 3889977
Bước 5: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn. Cục SHTT sẽ trả lời kết quả xét nghiệm hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu dựa trên các điểm sau:
- Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn đủ điều kiện về mẫu nhãn, hình thức, quyền nộp đơn, chủ sở hữu đơn, phân nhóm,….
- Nếu đơn đăng ký đáp ứng điều kiện, Cục sẽ thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
- Nếu đơn không đáp ứng điều kiện, Cục sẽ thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi.
Bước 6: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định nội dung thực tế hết tầm 22 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu để đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì Cục sẽ ra thông báo dự định cấp văn bằng.
Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện, Cục sẽ ra thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại và đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng.
Bước 7: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Công ty Luật Trí Nam sẽ thông báo đến doanh nghiệp để nộp lệ phí cấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu giao cho khách hàng.
Thời hạn cấp văn bằng: 2 – 3 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Thời gian để bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn.
Lệ phí đăng ký nhãn hiệu
Lệ phí được nộp trực tiếp tại Cục SHTT hoặc ủy nhiệm chi qua ngân hàng vào tài khoản của Cục sở hữu trí tuệ. Mức thu lệ phí tính theo số nhóm, số sản phẩm, dịch vụ trong nhóm khai trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Các khoản lệ phí gồm:
- Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.
- Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.
- Phí thẩm định nội dung: 300.000 đồng.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng.
- Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Đồng nhất các nội dung liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu là vô cùng quan trọng. Đó là chính là sự đồng nhất giữa nhãn hiệu với những yếu tố khác liên quan đến nhãn hiệu. Đây là tất cả các yếu tố xoay quanh nhãn hiệu của bạn định đăng ký. Nhãn hiệu phải đồng nhất với các yếu tố sau: Tên thương mại, tên miền, bản quyền tác giả, câu định vị của nhãn hiệu. Quyền ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu cũng là những thông tin quan trọng cần biết.
Sự đồng nhất giữa nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp
Tên nhãn hiệu nên đồng nhất với tên riêng công ty. Ví dụ: Chúng tôi đăng ký nhãn hiệu TinLaw và đã đặt tên công ty là Công ty TNHH TinLaw.
Khi tên nhãn hiệu và tên công ty là một sẽ tránh được đối thủ cạnh tranh đăng ký tên thương mại có phần chữ nhãn hiệu của mình. Dù nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ rồi nhưng chủ nhãn hiệu không thể thực hiện xử lý vi phạm.
Chủ nhãn hiệu không thể yêu cầu đối thủ chấm dứt hành vi xử dụng tên thương mại. Lý do đối thủ đã đăng ký tên thương mại trước ngày chủ nhãn hiệu được cấp bằng nhãn hiệu.
Sự đồng nhất giữa nhãn hiệu và tên miền
Trường hợp đăng ký nhãn hiệu mà tên công ty (tên thương mại) của công ty không đồng nhất với nhãn hiệu đã đăng ký. Trường hợp này, chủ nhãn hiệu có thể lựa chọn thêm phương án đăng ký tên miền trùng tên nhãn hiệu. Lưu ý: Nếu kinh doanh ở Việt Nam thì nên đăng ký thêm tên miền có đuôi “.vn”.
Thực tế hiện nay, để được xác lập quyền chủ sở hữu nhãn hiệu cần có thời gian khoảng trên 01 năm. Sau khi được cấp Văn bằng bảo hộ được quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt các hành vi: (i) Đối thủ cạnh tranh vi phạm về đăng ký tên thương mại chấm dứt hành vi vi phạm. (ii) Đối thủ cạnh tranh chấm dứt hành vi vi phạm về tên miền.
Sự đồng nhất giữa nhãn hiệu và bản quyền tác giả. Nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng mỹ thuật ứng dụng có phần hình và phần chữ.
Đối với nhãn hiệu hình (logo) có cùng thông tin nhãn hiệu chữ nhưng chưa đăng ký tên thương mại công ty.
Chủ nhãn hiệu chưa có nhu cầu đăng ký tên miền thì nên đăng ký bản quyền tác giả. Việc đăng ký bản quyền tác giả này cũng tương tự như việc đăng ký tên thương mại và tên miền.
Kết quả: Chủ nhãn hiệu sau khi được cấp văn bảo hộ. Chủ nhãn sẽ thực hiện xử lý các vi phạm liên quan đến thương mại và tên miền.
Lưu ý về màu sắc nhãn hiệu
Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không có quy định cụ thể về màu sắc cho nhãn hiệu. Do vậy, rất khó để xác định đăng ký màu đen – trắng hay màu tuyệt đối có quyền chủ sở hữu hơn. Tại Việt Nam, nhãn hiệu đăng ký ở dạng đen-trắng được sử dụng ở các dạng màu sắc khác nhau. Nhãn hiệu đên trắng vẫn giữ nguyên được các nội dung chữ/hình của nhãn hiệu. Nó không xâm phạm quyền đối với một nhãn hiệu đen-trắng hoặc màu của người khác đã được đăng ký.
Nhãn hiệu được đăng ký tại Việt Nam thì nên ưu tiên đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen – trắng. Nó sẽ tối ưu và tiết kiệm được chi phí hơn so với đăng ký nhãn hiệu dưới dạng màu tuyệt tối.
Lưu ý về nhãn hiệu hình (logo), chữ, câu định vị (slogan)
Nhãn hiệu hình (hay còn gọi là logo): Có thể đăng ký độc lập nhãn hiệu hình hoặc kết hợp với phần chữ, câu định vị khi đăng ký.
Nhãn hiệu chữ: Khi đăng ký nhãn hiệu chứ có thể lựa chọn dạng chữ thường hoặc chữ cách điệu.
Lưu ý về quyền ưu tiên
Quyền ưu tiên ảnh hưởng đến việc cấp hay không cấp Giấy đăng ký nhãn hiệu cho các chủ nhãn hiệu khác.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế liên quan quy định như sau: Chủ đơn khác nhau nhưng có cùng một đối tượng bảo hộ nhãn hiệu. Các chủ đơn này có các phương án nộp đơn khác nhau. Chủ đơn nộp đơn tại Việt Nam. Chủ đơn khác lại nộp đơn theo phương án quốc tế. Người nộp đơn đầu tiên theo phương án quốc tế được tính thêm 06 tháng kể từ ngày nộp đơn quốc tế khi đơn được chỉ về Việt Nam. Như vậy, người nộp đơn đầu tiên tại Việt Nam chưa hẳn đã là người nộp đơn đầu tiên theo quy định.
Rất khó để khẳng định nhãn hiệu sau khi được tra cứu, nộp đơn đăng ký sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.
Một số lưu ý khi thiết kế, lựa chọn nhãn hiệu
Để đảm bảo có khả năng được bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp mình. Chủ nhãn hiệu cần thiết kế nhãn hiệu đảm bảo được tính độc đáo, nét riêng biệt với các chủ nhãn hiệu khác.
Nhãn hiệu có thể kết hợp giữa chữ và hình. Trong trường hợp nhãn hiệu chỉ là chữ nên có sự cách điệu để có thể được cấp văn bằng bảo hộ khi đăng ký.
Trên đây là cách đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu mới nhất. Nếu vẫn còn thắc mắc, hoặc cần tư vấn đăng ký nhãn hiệu vui lòng liên hệ TinLaw theo thông tin bên dưới:
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239