Doanh nhân nước ngoài muốn thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam, một trong những yêu cầu pháp lý quan trọng nhất đó là phải đạt tiêu chuẩn về tiền vốn theo quy định. Vậy vốn tối thiểu cho công ty nước ngoài tại Việt Nam bao nhiêu là đủ? Hãy cùng dịch vụ thành lập công ty TinLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Điều kiện để doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư có nhiều quy định khác so với doanh nghiệp Việt, đặc biệt là những quy định về vốn.
Phần 1: Vốn tối thiểu cho công ty nước ngoài tại Việt Nam bao nhiêu là đủ?
1. Quy định về vốn tối thiếu tại Việt Nam
Theo quy định của Luật đầu tư 2020 và Luật doanh nghiệp 2020, doanh nhân nước ngoài muốn tham gia đầu tư vào Việt Nam tùy theo quy mô và lĩnh vực sẽ có mức vốn tối thiếu khác nhau, nhưng chỉ có một số ít là có quy định về số vốn tối thiểu cho công ty nước ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp có vốn nước ngoài phải nộp đầy đủ vốn đã đăng ký sau 90 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Ngành nghề và lĩnh vực khác nhau thì nhu cầu vốn tối thiểu cũng khác nhau
Tại Việt Nam, ngành nghề khác nhau thì số vốn cũng khác nhau, đặc biệt là những ngành kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải có đủ số vốn tối thiểu theo quy định. Đối với các nhà máy và ngành nghề hoạt động ở quy mô lớn càng lớn thì số vốn tối thiểu càng lớn. Căn cứ vào độ thâm dụng vốn kinh doanh, Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ có quyết định về yêu cầu mức vốn tối thiểu cho công ty có vốn nước ngoài.
Cụ thể như sau, một doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực đầu tư bất động sản có 100% là vốn đầu tư nước ngoài, là ngành nghề đầu tư có điều kiện, phải có vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng. Ngoài ra, vốn pháp định của các tổ chức bảo hiểm tương hỗ cũng không được thấp hơn 10 tỷ đồng.
>> Xem thêm: Ngành nghề kinh doanh yêu cầu đăng ký vốn pháp định
Có thể nói, quy định về vốn tối thiếu cho hoạt động đầu tư kinh doanh không quá phức tạp. Tùy theo lĩnh vực hoạt động và quy mô vốn của từng dự án sẽ có những quy định cụ thể khác nhau. Và một trong những lý do để doanh nghiệp ngoại “chuộng” đầu tư tại Việt Nam là do yêu cầu về vốn đầu tư khá thấp so với khu vực, nhất là so với Indonesia.
3. Nhà đầu tư trả lại cho Việt Nam bao nhiêu vốn?
Doanh nghiệp không được kinh doanh ngành nghề cấm đầu tư. Tùy theo ngành ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, khoản vốn trả lại Việt Nam sẽ có quy định khác nhau nhưng tiêu chuẩn thường là 10.000 USD. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có số vốn tối thiểu thấp hơn so với số vốn đăng ký thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ xem xét lại nhưng số tiến vẫn dao động trên dưới 10.000 USD.
>> Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trọn gói
Phần hai: Có những loại hình doanh nghiệp nước ngoài nào tại Việt Nam?
Có rất nhiều loại hình doanh nghiệp dành cho doanh nhân nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, công ty TNHH (LLC) và công ty cổ phần là hai loại hình doanh nghiệp (JSC) được lựa chọn nhiều nhất. Tùy theo ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực đầu tư, công ty có thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoặc công ty góp, liên doanh, mua cổ phần.
1. Loại hình công ty TNHH (LLC)
Phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. LLC có cơ cấu tổ chức đơn giản, thay vì phân chia cổ đông với những quy định phức tạp thì mỗi thành viên góp vốn của công ty sẽ chịu trách nhiệm về pháp lý với chính tỷ lệ sở hữu vốn của mình ở công ty.
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn đăng ký thành lập công ty TNHH
2. Loại hình công ty cổ phần (JSC)
Phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. JSC có cấu trúc doanh nghiệp phức tạp hơn. Thành viên góp vốn công ty phải từ ba hoặc nhiều hơn ba cá nhân, tổ chức. Chèn link thành lập công ty cổ phần.
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn cách thành lập công ty cổ phần
3. Chi nhánh công ty
Chi nhánh công ty, sẽ bị giới hạnh ngành trong các hoạt động của công ty mẹ. Phù hợp với các doanh nghiệp nước ngoài muốn thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại tại Việt Nam nhưng không muốn thành lập pháp nhân.
4. Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam không có chức năng hoạt động sản xuất và kinh doanh. VPĐD có chức năng liên lạc, thực hiện nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới. Thời gian thành lập VPĐD với nhiều thủ tục phức tạp, chúng ta cần có sự chuẩn bị chu đáo để kế hoạch đầu tư sớm được khởi động.
>> Xem thêm: Nhà đầu tư nên chọn thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện
Bài viết vốn tối thiểu cho công ty nước ngoài tại Việt Nam bao nhiêu là đủ? đã chia sẻ đến bạn một thông tin rất quan trọng trong việc thành lập công ty vốn nước ngoài. Hy vọng thông tin sẽ góp phần tạo nên thành công cho các dự án đầu tư của bạn tại Việt Nam!

Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239