Trách nhiệm của công ty bảo lãnh người nước ngoài là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Việc nắm rõ các quy định pháp luật liên quan sẽ giúp doanh nghiệp tránh những rủi ro pháp lý không đáng có. Cùng với đó là đảm bảo quá trình làm việc với người nước ngoài diễn ra thuận lợi. Hãy cùng TinLaw tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!
Những chủ thể nào có thể bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. Các tổ chức và cá nhân được phép bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam bao gồm:
- Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước: Bao gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các vị trí tương đương.
- Cơ quan nhà nước cấp trung ương và địa phương: Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế: Các tổ chức trung ương của Đảng, cơ quan Quốc hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
- Doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài tại Việt Nam: Doanh nghiệp hợp pháp theo quy định Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao, văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài.
- Công dân Việt Nam và người nước ngoài có thẻ cư trú: Công dân Việt Nam thường trú trong nước, người nước ngoài có thẻ thường trú/tạm trú tại Việt Nam.
Lưu ý:
- Các cơ quan, tổ chức mời và bảo lãnh phải đảm bảo hành động của mình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và giấy phép hoạt động được cấp.
- Khi cá nhân muốn bảo lãnh người nước ngoài, họ cần cung cấp giấy tờ chứng minh mối quan hệ. Cụ thể như: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn để đảm bảo tính hợp pháp của bảo lãnh.
Việc bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam là một quá trình cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật. Các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cần nắm rõ những quyền hạn và trách nhiệm của công ty bảo lãnh người nước ngoài. Vậy những quyền hạn, trách nhiệm đó là gì? Hãy cùng theo dõi nội dung tiếp theo nhé!
Quyền của công ty, tổ chức, cá nhân bảo lãnh người nước ngoài
Theo Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. Cá nhân, tổ chức có quyền mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam trong các trường hợp sau:
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Các cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp tại Việt Nam có quyền mời và bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Quyền này chỉ được thực hiện nếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi và lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức đó.
- Cá nhân (Công dân Việt Nam)
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có quyền mời và bảo lãnh người thân là người nước ngoài vào Việt Nam. Cụ thể, họ có thể mời ông, bà, cha, mẹ của vợ hoặc chồng. Hoặc vợ, chồng; con; anh, chị, em ruột của họ là người nước ngoài đến thăm Việt Nam.
Ngoài việc mời người thân sang thăm, công dân Việt Nam còn có quyền bảo lãnh cha, mẹ, vợ, chồng, con là người nước ngoài. Với mục đích để xin thường trú hoặc xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.
Các quyền bảo lãnh của cơ quan, tổ chức và cá nhân tại Việt Nam được quy định rõ ràng. Nhằm đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp trong quá trình bảo lãnh người nước ngoài.
Trách nhiệm của công ty, tổ chức, cá nhân bảo lãnh người nước ngoài
Theo Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. Cá nhân, tổ chức bảo lãnh người nước ngoài có các trách nhiệm sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đúng các thủ tục liên quan đến việc mời, bảo lãnh người nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn người nước ngoài về các quy định pháp luật hiện hành. Thêm đó là tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam trong suốt thời gian lưu trú.
- Bảo đảm thực hiện các cam kết bảo lãnh và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng. Với mục đích giải quyết mọi vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài đã được mời và bảo lãnh.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý để đảm bảo người nước ngoài thực hiện đúng mục đích nhập cảnh. Đồng thời, phối hợp với cơ sở lưu trú trong việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài.
- Nếu người nước ngoài dự định hoạt động trong các ngành nghề yêu cầu xin phép. Tổ chức mời bảo lãnh phải hoàn tất thủ tục xin phép với cơ quan quản lý nhà nước trước khi mời và bảo lãnh.
Ngoài ra, trong trường hợp người nước ngoài không còn nhu cầu bảo lãnh dù vẫn còn thời hạn. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo lãnh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Đồng thời, phối hợp yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh nếu cần thiết.
Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam
Dưới đây là trình tự mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam theo đúng quy định.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Đây cũng là trách nhiệm của công ty bảo lãnh người nước ngoài. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Bản scan hộ chiếu gốc của người nước ngoài còn thời hạn hiệu lực theo quy định
- Đơn xin công văn nhập cảnh
- Khai báo địa chỉ nhận visa, thời gian nhập cảnh và số ngày lưu trú tại Việt Nam
- Hồ sơ pháp lý của công ty tại Việt Nam
- Giấy đăng ký mã số thuế của công ty bảo lãnh
- Giấy đăng ký con dấu, chữ ký của công ty bảo lãnh
Lưu ý: Nếu xin bảo lãnh người nước ngoài có thời hạn lưu trú trên 03 tháng thì cần phải cung cấp thêm một số giấy tờ khác như giấy phép lao động,..
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi đã hoàn thành đầy đủ hồ sơ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, bạn sẽ đến các địa chỉ dưới đây để nộp hồ sơ:
- Cục quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội – Địa chỉ số 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội
- Cục quản lý xuất nhập cảnh TP. Hồ Chí Minh – Địa chỉ số 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Phòng quản lý xuất nhập cảnh Đà Nẵng – Địa chỉ số 78 Lê Lợi, quận Hải Châu, Đà Nẵng
Lưu ý: Khi đến nộp hồ sơ, bạn cần phải mang theo giấy giới thiệu của doanh nghiệp, CMND, CCCD hoặc các giấy tờ có giá trị tương tự khác.
Bước 3: Nhận kết quả
Thời gian xử lý hồ sơ và trả kết quả từ 05 – 07 ngày, tính từ lúc hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu, cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn bạn bổ sung và xét duyệt lại.
Trên đây là 3 bước thủ tục cơ bản mà trách nhiệm của công ty bảo lãnh người nước ngoài cần thực hiện. Tuy nhiên, nếu bạn có quy trình này có phần phức tạp, hãy liên hệ ngay đến TinLaw để được hỗ trợ nhé!
Các câu hỏi thường gặp
Việc bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam là một quy trình phức tạp và yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp để giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này.
Bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam là gì?
Đây là quy trình mà cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền mời người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Với mục đích hợp pháp, bao gồm thăm thân, công tác, du lịch, học tập hoặc làm việc.
Quy trình này yêu cầu tổ chức hoặc cá nhân bảo lãnh phải thực hiện các thủ tục cần thiết. Nhằm đảm bảo người được bảo lãnh tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật Việt Nam trong suốt thời gian lưu trú.
Trách nhiệm của công ty bảo lãnh người nước ngoài cần làm gì trước tiên?
Trước khi thực hiện thủ tục mời và bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Công ty hoặc tổ chức cần gửi văn bản thông báo đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Kèm theo đó là hồ sơ bao gồm:
- Bản sao có chứng thực giấy phép thành lập
- Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền.
Việc thông báo này chỉ cần thực hiện một lần, nhưng nếu có thay đổi trong hồ sơ, cần thông báo bổ sung kịp thời.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung về trách nhiệm của công ty bảo lãnh người nước ngoài mà TinLaw chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn nắm vững các quy định pháp luật và thực hiện đúng các thủ tục. Và nếu bạn có nhu cầu bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thì liên hệ ngay với TinLaw nhé!