You are here:

Thuế suất luỹ tiến – Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

Mức thuế thu nhập cá nhân được chia thành các bậc thuế. Với các mức thuế khác nhau này thường được gọi là thuế suất luỹ tiến. Việc xác định đúng thuế suất luỹ tiến của bân giúp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế phù hợp và đúng với quy định pháp luật.

Thuế suất lũy tiến là gì?

Thuế lũy tiến còn được gọi là thuế lũy tiến từng phần là một khái niệm không có văn bản Pháp luật nào định nghĩa rõ ràng tuy nhiên, căn cứ vào tính chất thì thuế suất luỹ tiến sẽ theo thuế suất thuế thu nhập cá nhân:

  • Mức suất thuế luỹ tiến là thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập tính thuế được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

Với thu nhập tính thuế từ thấp đến cao sẽ có các mức “lũy tiến” tương ứng. Theo mức thuế suất này thì mức thấp nhất là 5% và cao nhất lên đến 35%.

Thuế suất luỹ tiến là gì?

Thuế suất luỹ tiến là gì?

Bảng Biểu thuế luỹ tiến từng phần

Thuế lũy tiến từng phần được tính căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 21, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điểm b, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ tài chính. Dưới đây là bảng biểu thuế luỹ tiến từng phần để cá nhân xác định mức thuế suất phù hợp với thu nhập tính thuế của bản thân. Bảng biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định tại Điều 22 Luật thuế thu nhập cá nhân.

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

Phần thu nhập tính thuế/tháng

Thuế suất

1

Đến 60 triệu đồng

Đến 5 triệu đồng

5%

2

Trên 60 đến 120 triệu đồng

Trên 5 đến 10 triệu đồng

10%

3

Trên 120 đến 216 triệu đồng

Trên 10 đến 18 triệu đồng

15%

4

Trên 216 đến 384 triệu đồng

Trên 18 đến 32 triệu đồng

20%

5

Trên 384 đến 624 triệu đồng

Trên 32 đến 52 triệu đồng

25%

6

Trên 624 đến 960 triệu đồng

Trên 52 đến 80 triệu đồng

30%

7

Trên 960 triệu đồng

Trên 80 triệu đồng

35%

Thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thuế thu nhập cá nhân cư trú có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên (kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi)

Công thức tính thuế lũy tiến từng phần

Căn cứ vào Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC về căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công quy định:

“Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó”

Công thức tính thuế lũy tiến từng phần cụ thể như sau:

  • Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ 
  • Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế

Cách tính thuế TNCN theo biểu thuế luỹ tiến

Biết được cách tính thuế TNCN giúp bản thân xác định số thuế phải nộp theo biểu thuế luỹ tiến. Cụ thể các bước tính thuế TNCN phải nộp theo thuế suất lũy tiến gồm:

Bước 1: Xác định tổng thu nhập của cá nhân.

Bước 2: Xác định các khoản thu nhập được áp dụng miễn thuế theo quy định của pháp luật căn cứ chi tiết tại Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Bước 3: Tính khoản thu nhập chịu thuế của cá nhân bằng tổng các khoản thu nhập chịu thuế.

  • Thu nhập từ kinh doanh.
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Bước 4: Tính các khoản được giảm trừ căn cứ theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

  • Gia cảnh đối với cá nhân người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế;
  • Giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân có người phụ thuộc;
  • Các khoản tiền đóng bảo hiểm, tiền đóng cho hoạt động thiện nguyện, khuyến học, quỹ hưu trí, quỹ nhân đạo.

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế bằng cách lấy thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ theo công thức trên.

Bước 6: Căn cứ vào thu nhập tính thuế để xác định thuế xuất trên biểu thuế suất lũy tiến từng phần. Sau đó tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp bằng cách lấy thu nhập tính thuế nhân mức thuế suất luỹ tiến.

Lưu ý: Các khoản thu nhập sau đây sẽ tính theo biểu thuế toàn phần:

  • Thu nhập từ đầu tư vốn
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
  • Thu nhập từ trúng thưởng.
  • Thu nhập từ bản quyền
  • Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
  • Thu nhập từ nhận thừa kế.
  • Thu nhập từ nhận quà tặng.

Hiện tại, nhiều người đánh giá mức thuế TNCN của nước ta hiện đang quá cao, ngang với các nước phát triển. Họ đang có những đề xuất giảm các mức thuế suất luỹ tiến còn 3 mức tương ứng với 5% 10% và 20% cho phù hợp với điều kiện kinh tế người dân hơn. Bên cạnh đó cần phải tăng các giảm trừ gia cảnh để đảm bảo công bằng hơn khi tính thuế TNCN, ví dụ như: ban hành nghị quyết tăng mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) lên 20 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế và người phụ thuộc lên 8 triệu đồng/tháng. Hoặc giảm thuế TNCN phải nộp khoảng 30% như đã áp dụng cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Việc giảm thuế này sẽ giúp sức tiêu dùng trong nước tăng lên, từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo quy định hiện hành, có 10 khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN với các mức thuế suất và cách tính khác nhau, trong đó duy nhất thu nhập từ tiền lương, tiền công áp dụng theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần, còn các khoản thu nhập khác áp dụng theo thuế suất toàn phần. Bộ Tài chính đang lấy ý kiến để sửa đổi luật Thuế TNCN cũng cho rằng có ý kiến phản ánh biểu thuế suất lũy tiến từng phần hiện hành là không hợp lý, dẫn đến nhiều vướng mắc.

Như vậy thì thuế suất luỹ tiến là gì và công thức tính cũng như xác định cách tính đã được dịch vụ kế toán TinLaw gửi đến quý khách hàng qua bài viết trên. Nếu có những thắc mắc hay cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới:

Picture of Chuyên gia Nguyễn Thị Viện
Chuyên gia Nguyễn Thị Viện
Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán - thuế từ năm 2009 đến nay, bà Viện đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực, giúp họ tối ưu hóa quy trình tài chính và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý về thuế.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn