Theo định nghĩa tại Luật Thương mại 2005: Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
Các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa khi giao kết hợp đồng đều mong muốn có thể đạt được lợi ích và hạn chế thấp nhất rủi ro đối với mình. Do đó, việc xác định thời điểm rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa là cực kỳ quan trọng, vì nó quy định trách nhiệm của bên bán và bên mua trong quá trình giao nhận, tổn thất, hư hỏng hàng hóa do ai chịu trách nhiệm.
- Vậy rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
- Vì sao phải xác định thời điểm chuyển rủi ro?
- Pháp luật Việt Nam quy định thời điểm chuyển rủi ro thế nào?
Những vấn đề trên sẽ được dịch vụ luật sư tư vấn thương mại TinLaw trình bày cụ thể dưới đây:
Khái niệm rủi ro trong Hợp đồng mua bán hàng hóa
Rủi ro là những sự số xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng gây tổn thất, mất mát, hư hỏng về hàng hóa hoặc tạo cho các bên không thực hiện đúng hợp đồng gây thiệt hại cho một bên hoặc các bên tham gia ký kết. Sự cố này có thể do lỗi chủ quan của con người hoặc các yếu tố khách quan như thời tiết, sự cố, tai nạn bất ngờ…
Vì sao phải xác định thời điểm chuyển rủi ro
Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa được hiểu là việc xác định bên mua hay bên bán phải gánh chịu những mất mát hoặc hư hỏng về hàng hóa tại những thời điểm và trong các trường hợp nhất định.
Khi nhắc tới chuyển rủi ro trọng tâm nhất là thời điểm chuyển rủi ro, theo đó, thời điểm chuyển dịch rủi ro trong mua bán hàng hóa là một mốc thời gian cụ thể, nhằm xác định được rủi ro đã được chuyển dịch từ bên bán sang bên mua, theo đó các bên sẽ dựa vào cột mốc này để phân định quyền và nghĩa vụ của mình khi có rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Do đó, việc xác định thời điểm chuyển rủi ro trong Hợp đồng mua bán hàng hóa rất quan trọng: việc này là hành vi chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ bên mua cho bên bán mặc dù chưa giao nhận tiền. Thời điểm chuyển rủi ro này sẽ xác định ai là chủ sở hữu của hàng hóa và chịu mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa.
Thời điểm chuyển rủi ro theo quy định pháp luật Việt Nam
Luật Thương mại năm 2005 quy định các thời điểm chuyển rủi ro như sau:
Trường hợp 1: Có địa điểm giao hàng xác định – Điều 57 Luật Thương mại 2005
bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua.
Người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.
Có địa điểm giao hàng xác định được hiểu như sau: đó là địa điểm đã được các bên thỏa thuận và xác định rõ trong hợp đồng mua bán (có địa chỉ cụ thể), trường hợp không thỏa thuận thì xác định theo quy định của pháp luật (Điều 35 Luật Thương mại. Địa điểm giao hàng thường là địa điểm kinh doanh của bên bán hoặc tại một bến xe, bến tàu nào đó.
Như vậy, thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm hàng hóa đã được giao cho bên mua tại địa điểm đó mà không kể bên mua đã trực tiếp nhận hay chưa hoặc thời điểm hàng hóa được giao và người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó.
Đây là trường hợp xác định thời điểm chuyển giao rủi ro dễ dàng nhất so với các trường hợp còn lại
Trường hợp 2: Không có địa điểm giao hàng xác định – Điều 58 Luật Thương mại 2005
“Nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.”
Như vậy, thời điểm chuyển rủi ro là khi giao cho bên vận chuyển đầu tiên. Trường hợp này đã phát sinh thêm chủ thế là bên vận chuyển, cũng như phát sinh các vấn đề pháp lý liên quan đến bên vận chuyển hàng hóa như hình thức vận chuyển, bồi thường thiệt hại….
Trường hợp 3: Giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển Điều 59 Luật Thương mại 2005
Nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá.
- Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.
Như vậy, trong trường hợp chuyển rủi ro này, cũng phát sinh thêm chủ thể thứ ba và phát sinh thêm các vấn đề pháp lý với bên thứ ba, nhưng thời điểm xác định rủi ro không giống với trường hợp có bên vận chuyển.
Trường hợp 4: Hàng hoá đang trên đường vận chuyển – Điều 60 Luật Thương mại 2005
Cụ thể, tại, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Trường hợp này khá đặc biệt, bởi tính đặc biệt của đối tượng hợp đồng, thông thường, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa cố định, được xác định ngày, giờ giao hàng, vận chuyển giữa bên mua và bên bán trong hợp đồng, tuy nhiên đối với hàng hóa đang trên đường vận chuyển cũng được xem là đối tượng của hợp đồng.
Theo đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, khi hàng hóa được vận chuyển mà có rủi ro phát sinh rơi vào 04 trường hợp nêu trên thì các sẽ tuân theo các quy định pháp luật về thương mại nếu không có thỏa thuận riêng.
Chuyển rủi ro hàng hóa trong trường hợp khác – Điều 61 Luật Thương mại 2005
Trong trường hợp mà các bên không rơi vào các quy định mà hai bên đã giao kết thì việc chuyển rủi ro sẽ thực hiện theo quy định tại như sau:
Trong trường hợp không được quy định theo Luật Thương mại 2005 thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng.
Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.
Lưu ý:
- Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
- Thời điểm chuyển rủi ro trên đây là theo quy định pháp luật hiện hành, các bên trong doanh nghiệp có thể thỏa thuận lại thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Nhìn chung, Luật Thương mại năm 2005 quy định về các trường hợp chuyển rủi ro cụ thể chi tiết và có sự tương thích với quy định chuyển rủi ro theo quy định của Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Lí do có sự tương thích này vì trong quá trình soạn thảo Luật Thương mại 2005, các nhà làm luật đã tham khảo nhiều quy định của Công ước. Tuy nhiên, so với quy định của Luật Thương mại, Công ước Viên có quy định cụ thể hơn về từng trường hợp.
Nếu gặp khó khăn trong việc xác định thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa, Quý khách hãy liên hệ đến đội ngũ luật sư tư vấn thương mại của TinLaw qua các thông tin dưới đây:
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239