You are here:

So sánh ưu nhược điểm giữa hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp

So sánh ưu nhược điểm giữa hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp

Nội dung câu hỏi: Kính chào quý công ty, tôi có dự định muốn kinh doanh quán cà phê. Tôi đang phân vân nên đăng ký hộ kinh doanh hay thành lập công ty. Mong quý công ty cho tôi biết ưu và nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp để tôi có thể lựa chọn chính xác. Mong sớm nhận được phản hồi từ công ty.

Công ty Luật TinLaw trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu đến bộ phận tư vấn pháp lý TinLaw, với những thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Hộ kinh doanh và doanh nghiệp có ưu nhược điểm khác nhau
Hộ kinh doanh và doanh nghiệp có ưu nhược điểm khác nhau

Việc nên thành lập hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động của công ty quý khách hàng. Sau đây, Công ty Luật TinLaw sẽ nêu một số ưu và nhược điểm của hai hình thức trên để quý khách hàng lựa chọn chính xác mô hình hoạt động.

So sánh

Hộ kinh doanh

Doanh nghiệp

(Loại hình Công ty TNHH, Công ty Cổ phần)

Ưu điểm
  • Phù hợp với những cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai
  • Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.
  • Có tư cách pháp nhân để tách biệt tài sản của Công ty và tài sản của nhà đầu tư (nhà đầu tư không phải trả nợ thay Công ty khi Công ty thua lỗ)
  • Việc sản xuất kinh doanh bài bản, quy củ. Có cơ cấu tổ chức và hoạt động cụ thể.
  • Không giới hạn số lượng lao động được quyền sử dụng trực tiếp (thông qua Hợp đồng lao động)
  • Không giới hạn quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh (được thành lập các đơn vị phụ thuộc)
Nhược điểm
  • Không có tư cách pháp nhân, nhà đầu tư phải dùng tài sản của mình để trả nợ nếu Hộ kinh doanh thua lỗ.
  • Tính chất hoạt động manh mún, nhỏ lẻ.
  • Không có quy định của pháp luật điều chỉnh chặt chẽ, cụ thể về cơ cấu tổ chức, hoạt động, về quyền và nghĩa của các nhà đầu tư.
  • Chỉ được sử dụng dưới 10 lao động trực tiếp.
  • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm, không thể thành lập chi nhánh thêm, địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác.
  • Mỗi cá nhân chỉ được đứng tên đại diện thành lập một hộ kinh doanh.
  • Chế độ thuế, kế toán phức tạp và mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao (thường là 25% lợi nhuận)
  • Thường phải đáp ứng các điều kiện lao động, về bảo hiểm xã hội cho người lao động chặt chẽ và đầy đủ hơn so với loại hình Hộ kinh doanh.

Ta thấy rằng ưu điểm của Hộ kinh doanh chính là nhược điểm của Doanh nghiệp và ngược lại. Đây cũng chính là lý do tại sao cho đến giờ vẫn tồn tại song song hai mô hình kinh doanh này mặc dù pháp luật về doanh nghiệp đã sửa đổi, bổ sung qua nhiều thời kỳ.

Quý khách hàng nên cân nhắc các nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình để lựa chọn việc thành lập Doanh nghiệp hay thành lập Hộ kinh doanh.

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT