Theo quy định của Pháp Luật Việt Nam hiện nay, những ngày lễ, Tết người lao động sẽ được nghỉ làm việc nhưng vẫn hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp công ty cần hoàn thành đơn hàng gấp nên sẽ muốn nhân viên tăng ca kể cả trong những ngày này. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, doanh nghiệp cần chú ý quy định pháp luật khi trả lương cho người lao động làm việc, trực ngày Tết.
Bài viết sau đây dịch vụ bảo hiểm xã hội TinLaw xin chia sẻ một số điều doanh nghiệp cần chú ý khi trả lương cho người lao động làm việc, trực ngày Tết. Cùng theo dõi nhé!
Những ngày được quy định là ngày nghỉ lễ, tết
Theo Bộ luật lao động 2019, những ngày sau đây được xem là ngày lễ, tết:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch)
- Tết Âm lịch: 05 ngày
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch)
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau)
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Vậy, theo như quy định được kể trên tổng cộng 1 năm người lao động được nghỉ lễ, tết 11 ngày. Đặc biệt khi người lao động không làm việc trong những ngày này vẫn được hưởng nguyên lương.
Đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Ngoài ra, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Người lao động làm việc, trực Tết được trả lương như thế nào?
+ Đối với người lao động hưởng lương theo ngày
Căn cứ Điều 55, 56, 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thực thi điều 98 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về chế độ Tiền lương làm thêm vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ như sau:
Đối với người lao động làm việc vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương. Mức lương được hưởng ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
Công thức tính tiền lương đối với người lao động hưởng lương theo ngày làm việc vào các ngày nghỉ lễ, Tết như sau = Tiền lương một ngày + 300% lương ngày.
+ Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ
Khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | x | Số giờ làm thêm |
Đối với trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Ví dụ:
Anh Nguyễn Văn A làm việc tại công ty TNHH tư vấn TinLaw; 26 ngày/tháng, 8h/ngày, lãnh lương theo tháng, lương 10.400.000đ/tháng, tức 50.000đ/h.
Tết Dương Lịch, Anh Nguyễn Văn A làm thêm tại công ty từ 14h-24h.
Lương ngày Tết của anh được tính như sau:
Từ 14h – 22h
(300% * 50.000 * 8h) + (100% * 50.000 * 8h) = 1.600.000 đồng
Từ 22h-24h
(300% * 50.000 * 2h) + (30% * 50.000 * 2h) + [20% * (300% * 50.000 * 2h)] + (100% * 50.000 x 2h) = 490.000 đồng
+ Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm
Ngoài những công việc được hưởng lương tháng, tuần, giờ; người lao động còn được hưởng lương theo năng suất lao động dựa theo lượng sản phẩm mà họ đạt được trong quá trình làm việc.
Theo Khoản 3, điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định: Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ | = | Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | x | Số sản phẩm làm thêm |
Trong đó: Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
Người lao động làm thêm vào ngày nghỉ bù hưởng lương thế nào?
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, chế độ tiền lương đối với người lao động làm thêm vào ngày nghỉ bù như sau:
Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
Trên đây là những điều doanh nghiệp cần chú ý khi trả lương cho người lao động làm việc, trực ngày Tết. Nếu vẫn còn thắc mắc những vấn đề liên quan đến lương, thưởng cho người lao động hay không rõ những nội dung trong bài viết, quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết!
Trụ sở: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tổng đài: 1900 633 306
Email: cs@tinlaw.vn
Hotline: 0919 824 239