You are here:

Mức phạt không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê là bao nhiêu?

Mức phạt không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê là bao nhiêu?

Theo luật của cơ quan thuế thì tất cả doanh nghiệp trực thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính BCTC năm. Còn đối với các công ty hay tổng công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính năm thì còn phải thực hiện báo cáo tài chính tổng hợp hay báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc. Trong bài viết này, hãy cùng dịch vụ kế toán thuế TinLaw tìm hiểu xem thời hạ nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp và mức phạt không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê là bao nhiêu?

Thời hạn nộp báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp

Theo điều 109 thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về thời hạn nộp BCTC cụ thể như sau:

Thời gian nộp báo cáo tài chính (BCTC) đối với các doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp trực thuộc nhà nước được quy định như sau:
  • Sau 20 ngày đối với báo cáo quý – kể từ ngày kết thúc quý.
  • Sau 30 ngày đối với báo cáo năm – kể từ sau ngày kết thúc năm tài chính.
Đọc và phân tích BCTC là việc cơ bản của kế toán và chủ doanh nghiệp
Đọc và phân tích BCTC là việc cơ bản của kế toán và chủ doanh nghiệp

Các tổng công ty, thời hạn gửi BCTC:

  • Sau 45 ngày đối với báo cáo quý – kể từ ngày kết thúc quý.
  • Sau 90 ngày đối với báo cáo năm, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Với các đơn vị kế toán trực thuộc:

  • Nộp BCTC quý, năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định.

Các DN tư nhân, các công ty hợp danh:

  • Sau 30 ngày – kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Các DN khác còn lại:

  • Sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Mức phạt không nộp BCTC cho Cơ quan thống kê:

Theo Nghị định số 79/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 có hiệu lực từ ngày 05/9/2013 quy định mức phạt không nộp báo cáo tài chính như sau:

Nộp trễ BCTC sẽ bị phạt hành chính
Nộp trễ BCTC sẽ bị phạt hành chính

Điều 8. Vi phạm quy định về thời hạn báo cáo thống kê, báo cáo tài chính:

  1. Cảnh cáo đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định dưới 05 ngày đối với báo cáo thống kê tháng; dưới 10 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng; dưới 15 ngày đối với báo cáo thống kế, báo cáo tài chính năm.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định từ 05 ngày đến dưới 10 ngày đối với báo cáo thống kê tháng; từ 10 ngày đến dưới 15 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng; từ 15 ngày đến dưới 20 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm.
  3. Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định từ 10 ngày đến 15 ngày đối với báo cáo thống kê tháng; từ 15 ngày đến dưới 20 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng; từ 20 ngày đến dưới 30 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm.
  4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định từ 20 ngày đến 30 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng; từ 30 ngày đến 45 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm.
  5. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thống kê, báo cáo tài chính.

Hành vi không báo cáo thống kê, báo cáo tài chính là sau 15 ngày so với chế độ quy định đối với báo cáo thống kê tháng, sau 30 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, sau 45 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm mà chưa gửi báo cáo thống kê, báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê có thẩm quyền.

Đọc và phân tích báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những công việc cần thiết đối với mỗi kế toán và lãnh đạo doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các bạn còn phải nắm rõ các quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp và mức phạt không nộp báo cáo tài chính là bao nhiêu. Đây là những điều cơ bản mà doanh nghiệp phải nắm trong kinh doanh nên hãy lưu ý nhé!

TinLaw

TinLaw

TinLaw với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Pháp lý & Kế toán trong kinh doanh, luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu chi phí để giúp cho doanh nghiệp SMEs vận hành đúng luật và phát triển bền vững.
DỊCH VỤ CHÍNH CỦA TINLAW

Tư vấn

Thành lập Doanh nghiệp

Tư vấn

Thủ tục Giấy phép đầu tư

Tư vấn

Kế toán - Thuế

Tư vấn

Sở hữu trí tuệ

Tư vấn

Giấy phép người nước ngoài

Tư vấn

Pháp lý Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tìm hiểu thông tin về dịch vụ?
Vui lòng gửi thông tin của bạn để được
hỗ trợ.


Hoặc liên hệ trực tiếp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU NHẤT