You are here:

Một số quy định pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ

Hàng hoá được các doanh nghiệp (bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài, nhưng lại giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài được gọi là hàng xuất nhập khẩu tại chỗ.

Với nhiều thuận tiện mang lại, hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, các hoạt động quản lý xuất nhập cảnh luôn có nhiều thủ tục rất phức tạp, quý khách cùng tìm hiểu một số quy định về xuất nhập cảnh hàng hóa tại chỗ qua những thông tin chi tiết đây.

1. Đối tượng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ

  • Thương nhân có quốc tịch Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp có vốn nước ngoài, doanh nghiệp chế xuất.
  • Thương nhân hoạt động xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài, nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài, hàng hóa đó được giao tại Việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác.

2. Quy định pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ

Cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa khác, hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ cũng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ
Pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ

3. Căn cứ pháp lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ

Hoạt động xuất nhập khẩu có hai hợp đồng riêng biệt, sau đây được gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu tại chỗ hợp pháp:

  • Trường hợp xuất khẩu hàng hóa, phải có hợp đồng gia công và thuê mướn nhân công, trong đó có điều khoản: “hàng hóa được giao cho người nhận hàng tại Việt Nam”
  • Trường hợp nhập khẩu hàng hóa, tất cả các hợp đồng liên quan đến hoạt động này, bao gồm: hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng thuê mướn nhân công,… phải có điều khoản: “hàng hóa được giao cho người nhận hàng tại Việt Nam”
  • Tất cả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại chỗ, đều phải giao hàng tại Việt Nam.
  • Tất cả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại chỗ, đều do phải nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.

4. Quy định về hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

  • Hàng hóa do doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu sản xuất, gia công và bán cho thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa không xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam mà để làm nguyên liệu cho một doanh nghiệp khác tại Việt Nam, việc giao hàng cho doanh nghiệp nào, phải do thương nhân nước ngoài chỉ định.
  • Hàng hóa của doanh nghiệp có vốn nước ngoài, được thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của Bộ Thương mại.
  • Sản phẩm, hàng hóa sau khi gia công, được nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệu cho công ty sản xuất.
  • Tất cả các sản phẩm, hàng hóa không thuộc các trường hợp nêu trên, nếu muốn xuất nhập khẩu tại chỗ phải có văn bản cho phép của Bộ thương mại.

5. Quy định về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ như sau

  • Thực tế, hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ không áp dụng theo Lệnh hình thức hay mức độ kiểm tra hải quan. Nếu phải kiểm tra thực tế thì doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và quy trình theo quy định tại bước 2, mục IV Quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ, Chi cục trưởng Chi cục Hải là người quyết định lô hàng nào phải tiến hành kiểm tra thực tế.
  • Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sử dụng mẫu HQ/2010-TC.
  • Doanh nghiệp được lựa chọn Chi cục Hải quan, trừ một số trường hợp sau:

Sản phẩm hàng hóa thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ

Cơ quan có thẩm quyền quyết định

Sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa. Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công có sản phẩm xuất khẩu tại chỗ.
Sản phẩm (trừ sản phẩm gia công) nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Trường hợp, hợp đồng gia công và hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản hàng xuất khẩu do cùng một Chi cục Hải quan quản lý . Chi cục Hải quan quản lý thực hiện.
Trường hợp, 02 hợp đồng do 02 Chi cục Hải quan quản lý. Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công có thẩm quyền quyết định đối với hợp đồng gia công.

Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu có thẩm quyền quyết định đối với hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu.

Thực tế, thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh chưa bao giờ đơn giản, hy vọng với một số lưu ý về xuất nhập cảnh hàng hóa tại chỗ đã nêu trên, quý khách sẽ có sự chuẩn bị hồ sơ một cách tốt nhất.

Picture of TinLaw
TinLaw
Đối tác pháp lý toàn diện và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật, tối ưu hiệu quả và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đặt câu hỏi, ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn